Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

BÁC SỸ NGUYỄN NGỌC SƠN:TRƯỞNG KHOA TIÊU HÓA-GAN MẬT

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành bác sĩ Đa khoa – Trường Đại học Y khoa Hà Nội vào năm 1998, bác sĩ Nguyễn Ngọc Sơn tiếp tục việc học tập, nghiên cứu sâu vào lĩnh vực tiêu hóa và gan mật. Khi còn là một bác sĩ trẻ mới ra trường, bác sĩ Sơn đã có nhiều sáng kiến kỹ thuật trong điều trị bệnh nhân. Năm 2001, bác sĩ Sơn là một trong những người đầu tiên tại Việt nam thực hiện thành công kỹ thuật điều trị ung thư gan bằng sóng cao tần. Với thành công này, bác sĩ Sơn đã đoạt giải cao trong hội thao kỹ thuật sáng tạo tuổi trẻ thành phố Hà nội vào năm 2001 và được chính phủ Việt nam cử đi tham dự Festival thanh niên và sinh viên thế giới tại Algeria cùng năm này.

BS.Nguyễn Ngọc Sơn
Trong suốt quá trình 10 năm nghiên cứu và học tập, bác sĩ Sơn đã đạt thêm nhiều chứng chỉ, bằng cấp chuyên khoa tại các trường đại học, bệnh viện trong và ngoài nước như chứng chỉ ứng dụng chẩn đoán hình ảnh trên lâm sàng - Bệnh viện Bạch Mai vào năm 2001, chứng chỉ bệnh học nội khoa và chứng chỉ đào tạo nội soi tiêu hóa do chuyên gia nội soi của Pháp đào tạo tại trường Đại học Y khoa Hà nội vào năm 2002, đặc biệt là 3 chứng chỉ đào tạo chuyên sâu về Tiêu hóa – Gan mật của trường đại học Paris 12 - Pháp vào năm 2004, trường đại học Paris 7 – Pháp vào năm 2007 và trường đại học Cean – Normandie – Pháp vào năm 2008. Bác sĩ Sơn còn là bác sĩ Việt Nam duy nhất đạt được bằng nội soi tiêu hóa và hậu môn trực tràng học của Trường Đại học Strasbourg, Pháp vào năm 2008 sau 2 năm đào tạo và bảo vệ thành công đề tài về xuất huyêt tiêu hóa ở ruột non.

Để mở rộng giao lưu, thu thập và chia sẻ kinh nghiệm với các chuyên gia, bác sĩ trong lĩnh vực tiêu hóa trong nước và quốc tế, bác sĩ Sơn đã tham gia và trở thành thành viên của Hội tiêu hóa Việt Nam từ năm 1999, Hội Tiêu hóa Pháp và Ung thư đường tiêu hóa các nước nói tiếng Pháp từ năm 2008, ủy viên thường vụ ban chấp hành hội Y học Pháp ngữ Việt Nam từ 2011.

QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC VÀ NGHIÊN CỨU TẠI BỆNH VIỆN FV

Với hơn 5 năm kinh nghiệm làm bác sĩ điều trị tại khoa Tiêu hóa - Gan mật, Bệnh viện Bạch Mai (từ năm 1998-2003) và 6 năm làm bác sĩ nội trú và bác sĩ nội soi tiêu hóa (từ năm 2003- 2008) tại các Bệnh viện đại học hàng đầu của Pháp như Bênh viện Đại học Henri Mondor, Bệnh viện Đại học Lariboisière, Bệnh viện Đại học Beaujon, Bệnh viện Đại học Ambroise Paré của vùng Paris và Bệnh viện Đại học Côte de Nacre của vùng Normandie, bác sĩ Nguyễn Ngọc Sơn đã được Ban giám đốc Bệnh viện FV tin tưởng và chính thức bổ nhiệm chức vụ Trưởng khoa Tiêu hóa – Gan mật bệnh viện FV từ năm 2009, kiêm chủ tịch Hội đồng dinh dưỡng FV. Đồng thời, bác sĩ sơn còn là thành viên hội đồng cố vấn Y khoa của bệnh viện.

Mỗi năm, bác sĩ Ngọc Sơn đã giúp chữa trị cho hàng ngàn bệnh nhân mắc các bệnh về tiêu hóa và gan mật. là chuyên gia cao cấp và dày dạn kinh nghiệm trong việc sử dụng Fibroscan, một thiết bị tầm soát và xác định mức độ xơ gan không xâm lấn cho bệnh nhân tại Trung tâm Gan Mật của Bệnh viện FV. Đồng thời, bác sĩ Sơn còn là người trực tiếp thực hiện kỹ thuật sinh thiết gan dưới hướng dẫn của siêu âm cho hàng trăm bệnh nhân mỗi năm. Đặc biệt, bác sĩ đã thực hiện thành công ca sinh thiết gan qua đường tĩnh mạch cảnh lần đầu tiên tại Việt nam vào đầu năm 2009.

Được đào tạo bài bản về nội soi tiêu hóa cũng như kinh nghiệm nội soi nhiều năm tại Việt nam và Pháp, bác sĩ Sơn có thể thực hiện thành thạo hầu như tất cả các kỹ thuật nội soi chẩn đoán cũng như can thiệp điều trị cho bệnh nhân, kể cả các kỹ thuật mới nhất và khó nhất trong lĩnh vực này như siêu âm nội soi hay nội soi mật tụy ngược dòng.

Tháng 8-2011, nhằm mục đích trao đổi chuyên môn và nâng cao kỹ thuật cấy ghép gan trong điều trị bệnh gan cho các bệnh nhân tại Bệnh viện FV, bác sĩ Sơn đã tổ chức và điều hành buổi giao lưu chuyên ngành về kỹ thuật cấy ghép gan với các bác sĩ đến từ Trung tâm chẩn đoán và cấy ghép gan châu Á tại Singapore.

Bác sĩ Sơn cũng thường xuyên tham dự các hội nghị khoa học trong và ngoài nước hàng năm như hội nghi gan mật Châu Á -Thái bình dương, hội nghị gan mật chân Âu, hội nghị gan mật Mỹ, tuần lễ bệnh lý Tiêu hóa châu Âu, tuần lễ bệnh lý Tiêu hóa Mỹ, hội nghị tiêu hóa các nước nói tiếng Pháp, hội nghị tiêu hóa Việt nam và khu vực. Đồng thời bác sĩ Sơn cũng tham gia những báo cáo khoa học tại các hội nghị khoa học cũng như được đăng tại các tạp chí khoa học hang đầu trên thế giới như tạp chí Tiêu hóa Pháp, tạp chí Gan mật Mỹ…
Gần đây nhất, bác sĩ Sơn cùng ê-kíp của mình tiên phong thực hiện thành công lần đầu tiên tại Việt Nam ca nội soi đặt bóng hơi Heliosphere vào dạ dày thông qua nội soi trong điều trị giảm cân cho bệnh nhân. Với thành công này, trong thời gian tới Bệnh viện FV tiếp tục điều trị cho nhiều bệnh nhân béo phì và mở ra cơ hội cho họ họ có một thân hình khỏe đẹp, sống lạc quan hơn, cũng như phòng tránh các bệnh tật.

Với sự dẫn dắt của bác sĩ Sơn, khoa Tiêu hóa-Gan mật – Bệnh viện FV ngày càng lớn mạnh về tổ chức cũng như chuyên môn trong việc điều trị bệnh nhân, có uy tín ngày càng nâng cao trong nước cũng như quốc tế, với hoài bão cùng với bệnh viện FVH sẽ trở thành một trong những trung tâm y tế hàng đầu tại châu Á.

BÁC SỸ LÊ HÀNH

PHÓ GIÁO SƯ TIẾN SĨ BÁC SĨ LÊ HÀNH : NGHỆ THUẬT QUYỆN VỚI Y KHOA

Nhắc đến tên Lê Hành, nhiều người biết đến đó là một Bác sĩ phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và tai mũi họng với những đường dao mổ tài hoa, nhiều người lại nhớ đến một giọng ca trữ tình với những làn điệu dân ca quê hương. Lê Hành đã có một thời trẻ trai sôi nổi khi đóng một lúc hai vai: bác sĩ ban ngày, ca sĩ ban đêm, hiểu biết về y khoa giúp ca sĩ Lê Hành giữ gìn giọng hát hồn hậu và bền bỉ theo thời gian. Thăng hoa trong âm nhạc trợ sức cho bác sĩ Lê Hành bước những bước dài trong nghiên cứu, thực hành y khoa và đưa những thành quả phẫu thuật của mình gần với những tác phẩm nghệ thuật: chữa biến dạng vùng sọ mặt do chấn thương, cắt bỏ khối u kết hợp tạo hình, phẫu thuật thẩm mỹ và trẻ hóa…

BS Lê Hành
“Hát hay mổ đều là nghệ thuật”, Bác sĩ-ca sĩ Lê Hành đã nói và thơ thới đi trên con đường làm đẹp cho đời của mình.

SƠ LƯỢC VỀ THÂN THẾ CỦA BÁC SĨ LÊ HÀNH

Chức vụ hiện tại:

- Trưởng Khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh .

- Chủ nhiệm Bộ Môn Phẫu thuật Tạo Hình Thẩm mỹ, Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Học hàm, học vị:

- Đại học Aix- Maseille II, Pháp, 1992: Văn bằng Đào tạo Chuyên Khoa sâu về Tai Mũi Họng và Phẫu thuật Cổ Mặt (Attestation de Formation Specialisee’ Approfondie en ORL et CCF) năm 1992 với luận văn:Những đường mổ trong phẫu thuật u xơ vòm mũi họng (Les voies d’abord pour la chirurgie des fibromes nasopharyngiennes)

- Đại Học Y khoa Texas, Galveston (University of Texas, Medical Branche at Galveston), Mỹ, 1996: Được phong Assistant Professor, Bộ môn Phẫu Thuật Đầu cổ, Phẫu thuật Tạo Hinh Thẩm mỹ vùng Mặt và Vi phẫu.

- Trường đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh 1996: Phó Tiến Sĩ Khoa Học Y Dược. Đề tài: Dùng vạt cơ thái dương để tái tạo khẩu cái cứng và sàn ổ mắt trong phẫu thuật ung thư sàng-hàm.

- Được phong hàm Phó Giáo Sư vào năm 2011.

Hoạt động trong các hội chuyên khoa:

- Chủ Tịch Hội Phẫu Thuật Thẩm Mỹ Thành phố Hồ Chí Minh.

- Ủy viên ban Thường vụ – Phó Tổng Thư Ký Hội Tai Mũi Họng Việt Nam.

- Ủy viên Ban Chấp Hành Hội Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh.

- Thành viên sáng lập Hội Phẫu thuật Thẩm Mỹ và Tạo hình vùng Mặt của ASEAN.

- Thành viên sáng lập Hội Phẫu thuật Thẩm Mỹ và Tạo hình vùng Mặt Châu Á ( Asian Facial Plastic Surgery Society)

- Hội viên hội Phẫu thuật Tạo Hình và Thẩm Mỹ vùng Mặt Hoa Kỳ.

Công tác giảng dạy:

- Bộ môn Phẫu thuật Tạo Hình Thẩm Mỹ Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

- Bộ môn Phẫu thuật Tạo hình Thẩm Mỹ, Đại học Y Dược, Thành phố Hồ Chí Minh

- Bộ môn Tai Mũi Họng khoa Y Đại học Y Dược, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Trung tâm Đào tạo Bệnh viện Chợ Rẫy.

Công tác phong trào:

- Hội viên sáng lập Hội Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh. Tích cực tham gia các phong trào ca hát trong nước. Cộng tác viên của các Đài truyền hình và Truyền thanh. Từng tham gia hoạt động ca hát chuyên nghiệp trong thập niên 80. Đạt được 5 huy chương vàng đơn ca khu vực và toàn quốc.

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

BÁC SỸ NGUYỄN THỊ PHƯƠNG QUỲNH

Các bạn thân mếm, kể từ ngày mình quyết định thành lập các địa chỉ tư vấn bệnh phụ khoa online:
http://phukhoa.edu.vn/ , http://www.facebook.com/TuVanBenhPhuKhoa, http://tuvanbenhphukhoaonline.wordpress.com/,  http://www.bacsiquynh.com/

Mỗi ngày mình lại càng bận rộn nhiều hơn. Mình bận rộn với công việc thăm khám và xét nghiệm cho bệnh nhân tại viện Pasteur, bận rộn chăm sóc gia đình nhỏ của mình và một khoảng thời gian không nhỏ để trả lời các câu hỏi online về sức khỏe phụ khoa.

Bs.Nguyễn Thị Phương Quỳnh
Mỗi khi trả lời các câu hỏi của các bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho mình, mình lại có thêm một niềm vui nhỏ trong cuộc sống. Tuy nhiên, mình cũng rất buồn khi không thể trả lời hết hoặc trả lời không kiệp thời tất cả các câu hỏi của các bạn, những lúc như vậy mình cảm thấy thật buồn và thật sự không hài lòng về bản thân mình.

Hôm nay mình cảm thấy mình cần phải hành động ngay để thay đổi điều đó, mình quyết tâm thay đổi cách làm việc để hoàn thiện bản thân mình và trả lời hết tất cả các câu hỏi của các bạn gần xa đã tin tưởng và muốn mình tư vấn cho các bạn.

Các bạn biết không, mình đã tìm ra một phương pháp cải tiến hiệu quả công việc của mình. Tất cả các câu hỏi của các bạn mình đều ghi chú và lưu lại để thành lập một bộ sưu tập các câu hỏi và song song đó mình làm luôn một bảng lưu trữ các câu trả lời tương ứng cho các câu hỏi. Để sau này khi gặp các câu hỏi tương tự mình đã có sẳn các câu trả lời thích hợp rồi.

Công việc của mình thật sự đã trôi chảy rất nhanh, mình trả lời các câu hỏi một cách tỉ mỉ hơn, chăm chút hơn và mình nhận được nhiều câu cảm ơn của các bạn hơn. Điều này càng cho mình nhiều động lực và năng lượng để làm việc mỗi ngày.

Mình luôn mong muốn các bạn cũng như vậy, mỗi ngày chúng ta càng cải tiến công việc nhiều hơn một chút nữa để chúng ta càng thành công trong cuộc sống của mình.

Chúc các bạn sống vui và sống khỏe.

BÁC SỸ TĂNG HÀ NAM ANH

LÝ LỊCH CÁ NHÂN:

-Sinh ngày 01-01-1974.

-Cựu học sinh trường chuyên Lê Quí Đôn Nha Trang, Khánh Hòa.

-Tốt nghiệp y khoa Đại Học Y Dược Tp HCM loại giỏi năm 1997.

-Cựu nội trú chấn thương chỉnh hình Đại Học Y Dược Tp HCM tại Bv Chợ Rẫy và BV Chấn Thương Chỉnh Hình năm 2002.

BS.Tăng Hà Nam Anh
-Cựu nội trú chấn thương chỉnh hình Đại Học Paris 13 tại Bệnh Viện Ambroise Pare, Cộng Hòa Pháp năm 2003-2005.

-Thạc sĩ Y khoa năm 2008 tại Đại Học Y Dược Tp HCM.

Tham gia các khóa học về nội soi khớp gối, khớp vai, khớp háng, khớp khuỷu, khớp cổ tay và khớp cổ chân, các khóa thay khớp gối, khớp háng bằng đường mổ nhỏ, thay khớp gối và háng với sự trợ giúp định vị máy tính, khóa y học thể thao tại :

-Bệnh viện Chulalongkorn, Bangkok, Thái Lan với Phó Giáo Sư Aree Tanavalee.

-Các bệnh viện Đại Học Quốc gia Singapore NUH, bệnh viện Đa Khoa Singapore SGH, bệnh viện Tan Tock Seng Singapore.

-Bệnh viện Đại học Y Khoa Kyung Hee, bệnh viện đặc biệt khớp vai Madi, Seoul, Hàn Quốc với giáo sư Yong Girl Rhee, giáo sư Kim Seung Ho.

-Bệnh viện Ambroise Pare, trung tâm Chấn Thương Chỉnh Hình CMC Paris V với giáo sư Philippe Hardy.

-Bệnh viện Orthopedic San Antonio Institute và trung tâm Y khoa Stoneterra ở San Antonio Texas Hoa Kỳ với BS Stephen S.Burkhart.

Ngoại ngữ: Pháp văn, Anh văn, Trung văn.

BÁC SỸ NGUYỄN HÙNG THẾ

Thạc sỹ.Bác sỹ.Nguyễn Hùng Thế.

BS.Nguyễn Hùng Thế
● Giảng viên Bộ môn Tạo hình - Thẩm mỹ, Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM.

● Thạc sỹ Chuyên khoa Phẫu thuật Tạo hình - Thẩm mỹ, Đại học Y Hà Nội.

● Cựu Bác sĩ Nội trú bệnh viện Civil, Cộng hoà Pháp, chuyên ngành phẫu thuật Tạo hình, Tái tạo và Thẩm mỹ.

● Bằng Chuyên khoa Phẫu thuật Tạo hình, Tái tạo, Thẩm mỹ, trường Đại học Saint Louis, Cộng hoà Pháp.

● Thành viên hội Phẫu thuật Thẩm mỹ TP.HCM.

Bác sĩ Thế rất nhiều kinh nghiệm về phẫu thuật thẩm mỹ vùng mặt với các kỹ thuật hiện đại mang lại vẻ đẹp tự nhiên như bấm mí không phẫu thuật, nâng mũi kiểu Hàn Quốc có ghép sụn, căng da mặt đường mổ nhỏ…

Với những kiến thức cập nhật khi học tập tại CH Pháp, bác sĩ Thế đã áp dụng thành công các phẫu thuật nâng ngực, hút mỡ các vùng cơ thể, thu gọn thành bụng, nâng mông...

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2013

BÁC SỸ LÊ HÙNG:THẦY THUỐC KIÊM THẦY GIÁO

Hôm nay là một ngày thật vui trong cuộc đời bệnh nhân Nguyễn Thị Minh Ng.: kết quả siêu âm cho thấy không còn tụ dịch trong khoang bụng. 

Điều đó chứng tỏ bệnh nhân, à quên, chị Ng. đã trở lại với trạng thái của một người hoàn toàn bình thường.

BS Lê Hùng
Căn bệnh đeo đuổi chị Ng. và gia đình suốt 12 năm. Hai vợ chồng chị đã đi khám ở nhiều bệnh viện nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm, thậm chí có nơi các thầy thuốc chẩn đoán chị bị rối loạn tâm thần!. Rồi chị được kê toa một loại thuốc mà dân gian gọi là “thuốc hạt dưa”. Dùng thuốc “hạt dưa” chị thấy khoẻ hơn nhưng căn bệnh vẫn không hết hẳn.

Cho đến một ngày tháng 5 năm 2013 chị đến khám ở BV Nhân dân 115. Ở đây, các bác sĩ Khoa Nội tiết đã xác định chị có một khối u nội tiết của tuyến tuỵ, và chị được chuyển lên Khoa Ngoại Tổng quát để phẫu thuật.

Khối u của chị tiết ra một chất gọi là insulin. Insulin là một hormon có tác dụng gây hạ dường huyết. Ở người bình thường, khi đường huyết tăng (sau ăn) thì sự tiết insulin cũng tăng. Khi đói thì sự tiết insulin sẽ giảm. Cơ chế để duy trì nồng độ insulin thích hợp gọi là cơ chề điều hoà tiết insulin.

Ở người có khối u insulin như chị Ng., cơ chế điều hoà không còn: insulin vẫn được tiết mạnh ngay cả khi đói, làm cho đường huyết của bệnh nhân giảm thấp, gây tình trạng hạ đường huyết.

Các mô thần kinh nhạy với tình trạng hạ đường huyết cao hơn các mô khác. Điều này giải thích tại sao chị Ng. được chẩn đoán nhầm là rối loạn thần kinh, thiểu năng tuần hoàn não.

Thuốc “hạt dưa” (corticoid) có tác dụng tăng đường huyết, vì thế cải thiện tạm thời các triệu chứng do tình trạng tăng tiết insulin gây ra. Nhưng sử dụng thuốc “hạt dưa” kéo dài sẽ gây nhiều tác dụng phụ có hại.

Bệnh nhân sử dụng corticoid kéo dài khi được phẫu thuật thì sau mổ có nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng hơn các bệnh nhân khác.

Cuộc phẫu thuật được thực hiện vào ngày 23 tháng 5 năm 2013. Các phẫu thuật viên đã cắt bỏ khối u qua nội soi.

Ngay sau mổ, các triệu chứng của chị Ng. cải thiện ngay. Chị không còn tình trạng hạ đường huyết như trước nữa.

Tuy nhiên chị có tình trạng dò tuỵ mức độ nhẹ. Nhưng quan trọng hơn cả là chị bị lệ thuộc vào các viên thuốc “hạt dưa” đã uống một thời gian dài trước đây. Các thầy thuốc bắt buộc phải cho chị sử dụng lại thuốc “hạt dưa” nhưng với liều giảm dần.

Tình trạng dò tuỵ sau đó chuyển thành một ổ chứa dịch tuỵ ở trong bụng gọi là nang giả tuỵ. Tuy nhiên vì nang còn non nên các thầy thuốc chỉ theo dõi chớ chưa can thiệp gì.

Chị được hẹn tái khám định kỳ. Mỗi lần tái khám, chị được siêu âm kiểm tra để các thầy thuốc theo dõi diễn tiến của nang. Chị cũng được dặn dò giảm liều thuốc “hạt dưa” cho đến khi dứt hẳn nó.

Hôm nay tròn 2 tháng 2 tuần sau mổ, chị đến tái khám với trạng thái vui vẻ linh hoạt, một điều chưa từng có trong 12 năm qua.

Chị thông báo đã không còn sử dụng thuốc “hạt dưa” 3 tuần nay.

Kết quả siêu âm cho thấy nang tuỵ đã biết mất. Niềm vui của chị và gia đình thật khó tả khi các thầy thuốc thông báo cho chị biết căn bệnh của chị đã khỏi hoàn toàn và chị không cần phải tái khám nữa.

Trường hợp của chị Ng. là một trong ba trường hợp u insulin được điều trị tại Khoa Ngoại Tổng Quát BV Nhân Dân 115 trong thời gian gần đây. Ba ca này là ba ca đầu tiên được bệnh viện chẩn đoán và điều trị thành công.



BÁC SỸ THẨM MỸ NGUYỄN NHƯ VINH

Ths.Bs thẩm mỹ Nguyễn Như Vinh đang công tác tại trung tâm thẩm mỹ viện Úc Châu với nhiều kinh nghiệm và được rất nhiều khách hàng tín nhiệm.

NCS ThS.BS Nguyễn Như Vinh
Bs Nguyễn như Vinh nhận 2 bằng thạc sĩ tại y khoa tại Việt Nam và Philippines, hiện tại ông đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại ĐH Y Dược Tp HCM đồng thời cũng nhận được học bổng Tiến Sĩ Y khoa tại Anh Quốc.

Ông từng đảm nhận vai trò là người bình duyệt bài báo cho vài hội nghị y khoa và tạp chí y khoa quốc tế.

Ông từng được mời báo cáo trong các hội nghị y khoa lớn được tổ chức tại các nước như Anh, Canada, Hàn Quốc, Thái Lan, Tây Ban Nha và Hà Lan.

 Ngoài công tác giảng dạy tại ĐH Y Dược Tp.HCM, Bác sĩ Nguyễn Như Vinh đã dành thời gian nghiên cứu và áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới vào ngành công nghệ làm đẹp cho mọi người trong đó chuyên sâu vào lĩnh vực thẩm mỹ mũi và mắt.

ThS.BS Nguyễn Như Vinh đang trình bày công trình nghiên cứu của mình tại hội nghị y khoa được tổ chức tại Bangkok-Thái Lan 2008

BÁC SỸ THẨM MỸ NGUYỄN HỮU NAM

Đội ngũ bác sĩ thẩm mỹ là những bác sĩ giỏi, năng động, nhiệt huyết, tận tụy và trách nhiệm có tư duy duy sâu rộng, có cách nhìn thẩm mỹ mới, phục vụ quí khách ân cần.

BS Nguyễn Hữu Nam
Thẩm mỹ Úc Châu Hàn Quốc trang bị nhiều thiết bị công nghệ hiện đại tân tiến nhằm mang lại kết quả làm đẹp cao nhất, cùng đội ngũ Bác sĩ trình độ tay nghề cao với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành thẩm mỹ là thế mạnh vượt trội giúp Thẩm mỹ viện Úc Châu Hàn Quốc tự tin cam kết sẽ làm hài lòng mọi khách hàng.
Nghiên cứu sinh thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Hữu Nam

-Ncs Ths Bs Nguyễn Hữu Nam chuyên khoa phẫu thuật thẫm mỹ và tạo hình, trực tiếp tư vấn và thực hiện phẫu thuật.

- Ncs Ths Bs Nguyễn Hữu Nam 10 năm kinh nghiệm trong ngành phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ.

-Ncs Nguyễn Hữu Nam đang hoàn tất luận án Tiến sĩ chuyên ngành phẫu thuật .

-Ncs Nguyễn Hữu Nam cũng được đánh giá tốt trong quá trình bổ sung kiến thức liên chuyên khoa tại Bệnh viện Chợ Rẫy ( khoa Tai Mũi Họng, Khoa Ngoại tổng quát ), Bệnh viện103 ( Khoa hồi sức cấp cứu, khoa truyền máu huyết học, khoa ngoại bụng).

-Ncs Hữu Nam đã nhận học bổng chính phủ do bộ trưởng bộ y tế Việt Nam cử sang Úc để học về kỹ thuật cao trong nghành phẫu thuật chỉnh hình tạo.

-Với hơn 12 năm kinh nghiệm và trực tiếp tham gia phẫu thuật tạo hình, chỉnh hình xương vùng hàm mặt cùng với các bác sĩ:

· Hội Face The Challenge của Hoa Kỳ (Colorado),

· Hội HVO của Hoa Kỳ (California & Utah),

· Hội Rotary của Mỹ hội Rotary của Úc (Melbourne)

· Hội phẫu thuật Wold Mission Possible Hội Bridge The Gap của Hà Lan (Amsterdam),

· Khoa phẫu thuật Hàm mặt trường Đại Học Y Khoa Tokyo

· Khoa Phẫu thuật Hàm mặt Seul (Hàn Quốc)

Cùng với việc trang bị các dụng cụ và máy móc hiện đại nhất ,Bác sĩ hy vọng có thể làm hài lòng quí cô, quí bà trong thẫm mỹ thẩm mỹ như Nâng mũi, nâng ngực, phẫu thuật khuôn mặt.

Ths Bs Nguyễn Hữu Nam là bác sĩ thẩm mỹ đầu tiên áp dụng thành công phẫu thuật thẩm mỹ công nghệ mới nhất của Hàn Quốc. Những thành công của bác sĩ trong phẫu thuật thẩm mỹ công nghệ Hàn Quốc không những được khách hàng tin cậy mà còn sở hữu nhiều chứng nhận của các tổ chức trong nước và quốc tế, cũng như tay nghề và kinh nghiệm nhiều năm trong ngành phẫu thuật thẩm mỹ .

Quý khách sẽ thực sự hài lòng với quy trình thăm khám, tư vấn và điều trị chuyên nghiệp do các bác sĩ, và đội ngũ nhân viên, y tá điều dưỡng tốt nghiệp chuyên ngành y khoa, được tu nghiệp và tập huấn chuyên nghiệp.

BÁC SỸ THẨM MỸ LÊ VIẾT TRÍ

Bs Lê Viết Trí, tốt nghiệp thạc sĩ năm 2005, tiếp tục sang Canada tu nghiệp về thẩm mỹ và cách chăm sóc sức khỏe. Ông nghiên cứu sâu về phẫu thuật thẩm mỹ mũi, thẩm mỹ mắt.

BS Lê Viết Trí
Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Viết Trí, trực tiếp tư vấn và tham gia phẫu thuật tại thẩm mỹ Úc Châu.

Tốt nghiệp y khoa tại trường đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh năm 1998.

Tốt nghiệp thạc sĩ y học chuyên ngành phẫu thuật tai mũi họng và đầu mặt cổ năm 2005.

Bác sĩ Trí đã thực hành và có trên 12 năm kinh nghiệm trong chuyên ngành phẫu thuật.

Bác sĩ Trí đã đi sâu nghiên cứu về chuyên ngành phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ trên 10 năm nay.

Đã tham dự nhiều khóa học đào tạo chuyên sâu về thẩm mỹ, trong và ngoài nước.

Đã tham gia các khóa huấn luyện đào tạo về các phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ cùng các chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ Hàn Quốc.

Được cấp bằng Diploma về chuyên ngành thẩm mỹ và chuyên gia về công nghệ Laser thẩm mỹ tại Canada.

Thạc sĩ bác sĩ Lê Viết Trí là người có niềm đam mê trong phẫu thuật thẩm mỹ, có bàn tay khéo léo, có tài năng và đức độ.

THẠC SỸ BÁC SỸ PHẠM ANH TÚ

Thạc sĩ Bác sĩ Phạm Anh Tú tu nghiệp tại Pháp, Mỹ, Canada.

Hiện đang công tác tại :- Khoa giải phẫu thẩm mỹ bệnh viện Việt Nam Cu Ba Hà Nội- Phòng Phẫu thuật thẩm mỹ của Trung tâm Thẩm mỹ Senta Medi 2/52 Giang Văn Minh Hà Nội.

Thạc sỹ BS Phạm Anh Tú cùng với giảng viên hàng đầu thế giới về phẫu thuật thẩm mỹ tại Mỹ
Có hơn 20 năm kinh nghiệm về giải phẫu thẩm mỹ Các hoạt động TS-BS Phạm Anh Tú đã tham gia :
- Tham gia hoạt động Phẫu thuật Nụ cười ( Operation Smile ) là một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trên lĩnh vực y tế, sức khỏe con người, có trụ sở đặt tại Norfolk, Virginia, thành lập năm 1982. Là một tổ chức phi chính phủ, Phẫu thuật Nụ cười tiến hành các ca phẫu thuật chữa sứt môi và hở hàm ếch cho trẻ em trên toàn thế giới, đồng thời giúp trang bị cho các nước năng lực cần thiết để tự tiến hành các ca phẫu thuật này, cũng như nỗ lực giảm bệnh sứt môi và hở hàm ếch.

 Đến nay tổ chức Phẫu thuật Nụ cười đã tiến hành phẫu thuật chỉnh hình cho hơn 100.000 trẻ em và thanh niên ở trên 30 nước.- Tham gia giảng dạy đào tạo cho các bác sĩ Hàn Quốc, Trung Quốc tại Việt Nam.

- Tham gia cộng tác đào tạo cho các trung tâm thẩm mỹ của người Việt tại Mỹ và Australia - Tham gia các khóa huấn luyện, chuyển giao công nghệ mới về Phẫu thuật thẩm mỹ tại Việt Nam và Thế giới

- Tham gia các hoạt động từ thiện về hợp tác y tế của 2 chính phủ Việt Lào.

- Tham gia các hội thảo chuyên nghành về phẫu thuật thẩm mỹ tại Ấn Độ- Tham gia các hoạt động thường niên, các chương trình đào tạo, chương trình gặp gỡ các bác sĩ hàng đầu thế giới về Phẫu thuật thẩm mỹ tổ chức tại Canada, Mỹ, Hà Lan, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản …..

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

KUANG CHENG-"NGÔI SAO" NGÀNH PTTM QUỐC TẾ


Trong những năm gần đây, ngành thẩm mỹ chỉnh hình trên thế giới xuất hiện rất nhiều nhà phẫu thuật tài năng. Đặc biệt ở khu vực châu Á với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ phẫu thuật thẩm mỹ hiện đại, tiêu biểu là Hàn Quốc. Một đại diện cho thế hệ bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ thành danh khắp châu Á từ lĩnh vực này là Kuang Cheng.
Giáo sư Kuang Cheng (áo trắng) trong một chương trình đào tạo PTTM tại Thái Lan
Giáo sư, bác sĩ Kuang Cheng là ai?

Kuang Cheng được giới thẩm mỹ châu Á đánh giá là một “kiến trúc sư” xuất sắc trong ngành phẫu thuật làm đẹp. Sinh trưởng tại Đài Loan, tuy nhiên Kuang Cheng lại là một công dân quốc tế thực thụ khi ông làm việc tại khá nhiều nước, đặc biệt Hàn Quốc, Thái Lan và Hongkong.

Ông là thành viên Hội đồng cấp cao Hiệp hội Y khoa Châu Á – Thái Bình Dương; Thành viên cấp cao Hiệp hội y khoa thẩm mỹ thế giới; Giáo sư Viện phẫu thuật thẩm mỹ thế giới (WAAPS); Phó chủ tịch của Hiệp hội Y khoa thẩm mỹ Trung Quốc; Hội viên Hội PTTM y khoa Hàn Quốc; Viện trưởng Viện PTTM BIO Hàn Quốc; BLĐ Trung tâm PTTM Ai Hàn Quốc.

Với vô số thành công trong ngành PTTM, như công nghệ Laser, thẩm mỹ nâng cơ, chỉnh hình mặt…, bác sĩ Kuang Cheng được hội phẫu thuật thẩm mỹ Hàn Quốc tôn vinh những cống hiến và đánh giá ông là một trong những đại thụ của ngành thẩm mỹ châu Á.

Trân trọng vẻ đẹp con người
“Đẹp – không chỉ nhờ tạo hóa” là câu nói nổi tiếng của Giáo sư Kuang Cheng. Ngay khi còn là chàng sinh viên y khoa Đại học Vũ Hán, Kuang Cheng đã bộc lộ tài năng trong lĩnh vực phẫu thuật chỉnh hình thẩm mỹ. Đặc biệt, ông có khuynh hướng tán thành quan điểm “Đẹp nhân tạo hơn xấu tự nhiên” của giới trẻ hiện đại.
Đó là lý do ông chọn ngành phẫu thuật thẩm mỹ làm lý tưởng sự nghiệp của mình và thành danh khắp châu Á khi tuổi đời còn rất trẻ. Lý giải cho sự lựa chọn này, vị giáo sư trẻ cho biết: “Tôi yêu cái đẹp, dù là tạo hóa hay nhân tạo. Con người không phải ai cũng may mắn có được vẻ đẹp trời sinh, tại sao họ phải mang những khuyết điểm của mình suốt đời nếu họ cảm thấy không hài lòng với nó? Việc đem đến cho mọi người cơ hội được thay đổi và làm đẹp chính mình là một điều thật sự tuyệt vời và ý nghĩa.”



Giáo sư Kuang Cheng tại buổi hướng dẫn công nghệ phẫu thuật mới tại Hàn Quốc.
Nói về nghiệp cầm dao kéo của mình, giáo sư Kuang Cheng từng trải lòng:“Ở cái nghề thẩm mỹ, lại là một bác sĩ, ranh giới y đức rất mong manh. Nhiều khi người ta chỉ vì một chút danh lợi ban đầu mà mờ mắt. Tâm đặt đúng nơi đúng chỗ thì sẽ không lạc lối. Với tôi, khiến một ai đó đẹp hơn, tự tin hơn, thành công hơn trong cuộc sống đem lại cho mình niềm hạnh phúc to lớn, tựa như tự tay mình đã dựng nên một công trình vĩ đại vậy”.

Như những gì giáo sư Kuang Cheng đã miêu tả về nghề nghiệp của mình, những ca phẫu thuật điều trị của ông đích thực là những “công trình” đầy tâm huyết, đem lại danh tiếng cũng như sự kính trọng trong ngành tại những quốc gia ông từng đặt chân đến.

Chương trình phẫu thuật tại Việt Nam
Vào 3 ngày 17, 18, 19 tháng 08.2013, Giáo sư bác sĩ Kuang Cheng sẽ đến Việt Nam và đích thân thực hiện các ca phẫu thuật căng da mặt bằng chỉ công nghệ Ultra V-Lift 4D mới nhất hiện nay chỉ với 3 sợi chỉ. Các ca phẫu thuật sẽ được tiến hành tại viện thẩm mỹ Khơ Thị – đơn vị thẩm mỹ đầu tiên ở Việt Nam giáo sư Kuang Cheng liên kết làm việc.

Một cơ hội tuyệt vời để các chị em phụ nữ trải nghiệm công nghệ phẫu thuật thẩm mỹ đúng tiêu chuẩn Hàn Quốc ngay tại Việt Nam.

NGUYỄN THI HÙNG:TẤM GƯƠNG Y ĐỨC CỦA BÁC SỸ GỐC HÀ THÀNH

Sinh ra ở phố Hàng Bột (TP Hà Nội), lớn lên và lập nghiệp tại TP Hồ Chí Minh, trong gần 30 năm làm ngành y, ông là bác sỹ (BS) đầu tiên ở Việt Nam phẫu thuật thành công bệnh Parkinson. Đó là PGS.TS.BS Nguyễn Thi Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (BV NTP), Phó Chủ tịch Hội Thần kinh TP Hồ Chí Minh.

PGS.TS.BS.NGUYỄN THI HÙNG
Đưa bệnh nhân Parkinson hòa nhập cuộc sống

Năm 2012 đã ghi dấu ấn lớn trong lịch sử ngành y nước ta khi một nhóm bác sỹ BV NTP, đứng đầu là PGS.TS.BS Nguyễn Thi Hùng đã phẫu thuật đặt điện cực não (kỹ thuật kích thích điện não sâu, giúp làm giảm đến 70-80% những rối loạn vận động của người bệnh) thành công cho hai bệnh nhân (BN) mắc bệnh Parkinson lâu năm, đưa họ trở lại cuộc sống đời thường gần như tới 80%. Bởi từ trước đến nay, phương pháp điều trị là sử dụng thuốc để bổ sung chất dẫn truyền thần kinh cho BN, nhưng thường chỉ hiệu quả trong những năm đầu của bệnh.

Đó là BN Phan Văn Lục (71 tuổi, quê Hà Tĩnh) được các BS BV NTP mổ trong vòng 9 tiếng đồng hồ (ngày 11-4-2012), sau khi bị bệnh hơn chục năm với triệu chứng run toàn thân, đi lại chậm chạp. Tiếp đó, BN Cao Thụy Tiên (62 tuổi) mắc bệnh 15 năm với thể run toàn thân rất nặng được mổ một ngày sau đó. PGS.TS.BS Nguyễn Thi Hùng cho hay, để mổ thành công hai ca đầu tiên trên, các BS ngoài việc nắm vững chuyên môn và được sự giúp đỡ, hướng dẫn của GS Jean Paul Nguyễn, Chủ nhiệm Khoa bộ môn phẫu thuật thần kinh Viện trường Nantes (Pháp) thì còn trải qua nhiều công đoạn. Đầu tiên, phải xác định đúng bệnh và giai đoạn cần mổ, có sức khỏe tốt và không bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, giảm trí nhớ…

Khi xác định xong, BN được cố định đầu bằng khung Stereo tactic rồi được chụp cộng hưởng từ và CT scan sọ não, xử lý trực tiếp qua vi tính để xác định đúng nhân trong não đã gây ra triệu chứng Parkinson. Tiếp đến BS thần kinh sẽ cử động chân tay của BN để kiểm tra lại xem đúng vị trí chưa, rồi kích thích một dòng điện với cường độ thấp để kiểm soát hoạt động của nhân gây bệnh. Khi đã xác định đúng vị trí, các BS mới nối dây điện cực với một pin phát xung điện ở dưới da vùng ngực, tương tự như đặt máy tạo nhịp tim. Ngày hôm sau, các BS chuyên khoa thần kinh sẽ điều chỉnh nhịp tim cho BN để có cường độ, tần số và xung phù hợp nhằm giảm triệu chứng và ít tác dụng phụ nhất liên tục trong 6 tháng đầu.

Bệnh Parkinson là bệnh lý thoái hóa thần kinh, thường xảy ra ở những người lớn tuổi, nhất là ở độ tuổi trên 60 (chiếm gần 1,5%). Từ cuối những năm 60 trở về trước, BN chủ yếu được điều trị bằng thuốc Levodopa, thay thế cho chất Dopamine bị thiếu hụt để duy trì, kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Điều đáng nói, khi BN sử dụng thuốc được 8-10 năm thì thuốc hết tác dụng. Chưa kể khi BN uống trong thời gian dài sẽ bị xáo trộn vận động, bệnh càng nặng hơn và gây nên biến chứng về vận động.

Năm 1998, ngành y đánh dấu sự thành công khi nhóm các BS Âu - Mỹ đã dùng phương pháp kích thích điện não sâu. Từ đó, phương pháp này được xem là phương pháp duy nhất hiện nay điều trị bệnh Parkinson hiệu quả. Năm 2012, lần đầu tiên tại Việt Nam, PGS.TS.BS Nguyễn Thi Hùng và các BS của BV NTP mổ và đặt điện cực thành công cho hai BN trên. Từ kết quả đạt được, đến nay, BV NTP tiếp tục mổ điều trị thành công cho nhiều BN Parkinson khác. Sau khi được điều trị, thay vì phải uống 10-12 viên thuốc Levodopa/ngày, giờ chỉ uống 3-4 viên/ngày, chất lượng cuộc sống thay đổi hẳn. Nói về việc điều trị bệnh Parkinson, PGS.TS.BS Võ Văn Nho đánh giá, đây là bước phát triển của y học nước nhà trong lĩnh vực điều trị các bệnh về thần kinh và mở ra nhiều triển vọng mới vì người mắc bệnh này đang tăng cao và hầu hết BN không đủ tiền để đi điều trị ở nước ngoài. Chi phí mổ Parkinson lần đầu ở nước ta chỉ khoảng 30-35 nghìn USD, bằng 1/2 nước ngoài.

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thi Hùng, giữa năm 2014, các BS nước ta có thể làm chủ được công nghệ và phương pháp điều trị này. Bước quan trọng nhất vẫn là chuẩn bị về mặt đội ngũ con người. Hiện BV có 4 BS thần kinh có thể đánh giá, theo dõi và chỉnh pin cho những BN Parkinson, còn đội ngũ phẫu thuật có 2 BS. Trong đó, BS Hùng là trưởng nhóm thần kinh của BV, đồng thời là trưởng kíp phụ trách các ca mổ.

BÁC SỸ NGUYỄN VIẾT DŨNG

Có người đến với ngành y bằng sự gợi ý của người thân, nhưng cũng có người từng ôm ấp giấc mơ được trở thành thầy thuốc để chăm sóc sức khỏe cho gia đình và bà con lối xóm... Mỗi người mỗi cảnh, nhưng khi hành nghề họ lại có chung nhịp đập trái tim nhân ái để thực hiện sứ mệnh cao cả: cứu người bằng tất cả tấm lòng, y đức của người thầy thuốc. Trong khoảnh khắc tươi đẹp của đất trời vào xuân, hy vọng những câu chuyện về tấm gương sáng y đức sẽ như những nốt nhạc làm ấm lòng người...

BS.Nguyễn Viết Dũng
1. Hơn 10 năm trước, vào một buổi chiều của ngày cuối năm, Trạm Y tế Trường Lạc tiếp nhận một bệnh nhân nam bị hôn mê, do uống nhiều rượu. Trong lúc người nhà bệnh nhân đã chuẩn bị cho tình huống xấu... thì bác sĩ Dũng (lúc này là y sĩ của Trạm) bình tĩnh thực hiện các thao tác cấp cứu, tránh cho bệnh nhân bị nghẹt thở do tiết đàm. Trên đường đưa bệnh nhân đến bệnh viện tuyến trên, anh liên tục thao tác chân đạp máy - tay hút để lấy đàm cho bệnh nhân. Nhờ làm tốt các thao tác cấp cứu ban đầu, khi đến bệnh viện, bệnh nhân kịp thời được cứu sống.

Và những câu chuyện về bác sĩ Nguyễn Việt Dũng, Trưởng Trạm Y tế phường Trường Lạc, quận Ô Môn (TP Cần Thơ) còn được người nhà bệnh nhân nhắc đến với lòng cảm kích một người ơn cứu mạng.
...Một ngày cuối tháng 8-2009, khoảng 19 giờ, chị Huỳnh Thị Bởi ở xã Tân Thới, huyện Phong Điền, được người nhà đưa đến nhà bác sĩ Dũng để chích thuốc giảm đau, do chị vừa trợt té sau sàn nước, bị đau thắt mạn sườn trái... Đang ăn cơm, bác sĩ Dũng vội bỏ đũa, nhanh chóng khám lâm sàng cho bệnh nhân. Lúc này, chị Bởi khó thở, mạch nhanh, huyết áp tụt, vã mồ hôi lạnh.

Bác sĩ Dũng nghĩ ngay đến “vỡ lách”. Anh nói với người nhà lập tức đưa bệnh nhân đến Trạm Y tế. Còn anh tức tốc chạy xe đến trạm, đồng thời gọi liền xe cấp cứu gần đó và gọi điện thoại ngay cho anh Nguyễn Văn Nho, chồng chị Bởi. Bác sĩ Dũng nhanh chóng xử lý cấp cứu giảm đau, nâng huyết áp cho bệnh nhân, sẵn sàng mọi điều kiện hỗ trợ bệnh nhân trên đường chuyển viện.

Kể lại chuyện này, anh Nguyễn Văn Nho không giấu được xúc động: “Lúc đó, nghe bác sĩ Dũng gọi, tôi đến Trạm Y tế kịp lúc lên xe cấp cứu đi cùng vợ đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Vợ tôi được đưa vào mổ gấp... Bác sĩ mổ cho vợ tôi nói nhập viện trễ một chút là vợ tôi tiêu rồi!”. Chị Bởi ứa nước mắt tiếp lời chồng: “Nếu hôm ấy bác sĩ Dũng không bỏ bữa cơm... thì tôi đã không còn ngồi đây...”. Nhiều bà con nơi đây còn cho biết đã quen thuộc với cảnh bác sĩ Dũng đến tận nhà khám bệnh, cấp thuốc cho những người lớn tuổi, già yếu, đi đứng khó khăn, không thể ra Trạm Y tế.

LÊ KA THỦY;NỮ BÁC SỸ GIỎI VIỆC NƯỚC,ĐẢM VIỆC NHÀ

Lịch sử đã chứng minh, dù ở thời đại nào và trong hoàn cảnh nào thì người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn phát huy phẩm chất “trung hậu, đảm đang”. Không chỉ hăng say trong công việc mà còn chăm lo chu toàn cho gia đình. Trong những gương sáng về y đức của ngành Y tế Đắk Lắk, có một nữ Bác sỹ được nhiều người biết đến bởi chị không chỉ hết lòng vì công việc, tận tụy với công tác đoàn thể mà chị còn là người vợ, người mẹ đảm đang trong gia đình. Chị là Bác sỹ chuyên khoa I Lê Ka Thủy – Trưởng khoa Thăm dò Chức năng, Bệnh viện ĐK tỉnh Đắk Lắk.

BS.Lê Ka Thủy
Gần 20 năm gắn bó với nghề y, chị Lê Ka Thủy luôn tìm tòi, sáng tạo trong công việc, luôn trau dồi nâng cao trình độ nghiệp vụ cho bản thân để luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Từ khi còn là Cán bộ giảng dạy bộ môn ngoại sản tại Khoa Y, Trường Đại học Tây Nguyên, Bác sỹ Lê Ka Thủy đã truyền ngọn lửa y đức cho các thế hệ sinh viên khoa y, cho đến khi trực tiếp tham gia khám chữa bệnh tại Bệnh viện, trái tim yêu thương người bệnh như càng được nhân đôi. Với nghề đã chọn, chị luôn tìm được niềm vui, niềm đam mê trong đó. Theo chị, nụ cười của bệnh nhân khi khỏi bệnh cũng chính là niềm vui của mình.

Với vai trò là một Trưởng khoa, Bác sỹ Chuyên khoa I Lê Ka Thủy luôn bận rộn với nhiều trọng trách, song chị vẫn tham gia cùng đồng nghiệp tiếp đón Bệnh nhân, siêu âm và tư vấn cho người bệnh.

Đặc biệt, chị còn tham gia và cộng tác cùng đồng nghiệp nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, như: “Tầm suất rối loạn chức năng tâm trương và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type II tại phòng khám nội”; “Khảo sát đặc điểm lâm sàng siêu âm Doppler động mạch cảnh ngoài sọ ở bệnh nhân tăng huyết áp trên 45 tuổi tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk”; “Xác định tỷ lệ nguy cơ mắc bệnh lý mạch vành ở người trưởng thành tại tỉnh Đắk Lắk”. Bên cạnh đó, Bác sỹ Lê Ka Thủy còn là ủy viên Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Đắk Lắk, chị luôn đi đầu tham gia các phong trào “Thầy thuốc vì sức khỏe cộng đồng”.

Tháng nào cũng vậy, vào dịp nghỉ cuối tuần, chị lại cùng Hội thầy thuốc trẻ về với đồng bào nghèo ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh, với mong muốn giản đơn là sẻ chia khó khăn cùng người bệnh nghèo. Bác sỹ chuyên khoa I Lê Ka Thủy –Trưởng khoa Thăm dò chức năng, Bệnh viện đa khoa tỉnh bộc bạch: Là một người con của núi rừng Tây Nguyên, nơi đây đã giúp tôi phấn đấu và trưởng thành, việc khám chữa bệnh cho bà con như một sự đền đáp. Hơn nữa, cuộc sống của người dân hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, chưa có điều kiện chăm sóc sức khỏe, kiến thức về phòng bệnh còn hạn chế… do đó, sự có mặt của tôi trong ngành y, hy vọng sẽ phần nào giúp đỡ được người bệnh nghèo.

Không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, chị còn tích cực tham gia công tác nữ công, công đoàn với những nhiệt huyết, sáng tạo và thành công trong hoạt động thi đua, như: tổ chức Hội thi vẽ, Hội thi cắm hoa, Hội thao, Hội thi Phụ nữ thanh lịch, Hội thi khiêu vũ…. đã thu hút sự tham gia đông đảo của cán bộ công nhân viên chức lao động trong toàn Bệnh viện, chị được tập thể Công đoàn cơ sở Bệnh viện đa khoa tỉnh tin yêu và giao trọng trách Trưởng ban nữ công. Gần 10 năm làm công tác nữ công, chị luôn hoàn xuất sắc mọi nhiệm vụ, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của lao động nữ, chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên chức, gần gũi lắng nghe tâm tư nguyện vọng của cá nhân, tập thể và giải quyết kịp thời những đề đạt và nguyện vọng chính đáng của người lao động. Nhờ đó, chị luôn được Ban Giám đốc, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở Bệnh viện đánh giá cao.

Theo Thạc sỹ, Bác sỹ Y Liu Aỹun- Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Bệnh viện đa khoa tỉnh đánh giá: “Bác sỹ chuyên khoa I Lê Ka Thủy - Trưởng khoa Thăm dò chức năng, Trưởng ban nữ công Bệnh viện đa khoa tỉnh là một trong những cán bộ nữ gương mẫu, tích cực, luôn coi nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân là hàng đầu, trong công tác chuyên môn cũng như công tác đoàn thể, đồng chí Thủy luôn có những kế hoạch bàn bạc cụ thể, tìm hướng giải quyết tốt nhất, kịp thời nắm bắt và chia sẻ những khó khăn cùng đồng nghiệp, gắn bó mật thiết với chị em phụ nữ…”

Chị còn là Phó Ban Nữ công Công đoàn ngành Y tế và là đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh từ năm 2004 đến 2011. Dù ở cương vị nào chị vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, luôn là một cán bộ gương mẫu trong các phong trào thi đua như lời dạy của bác Hồ kính yêu: “ Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Người thi đua là người yêu nước nhất”.

Với những nỗ lực không mệt mỏi, từ năm 2007 đến nay, chị đã nhận được 9 bằng khen, 5 giấy khen, 4 danh hiệu Chiến sỹ thi đua và 2 Kỷ niệm chương do các cấp và đoàn thể khen tặng. Năm 2012, chị đã được vinh dự được Bộ Trưởng Bộ Y tế tặng Bằng khen, danh hiệu Thầy thuốc trẻ tiêu biểu toàn quốc.

Không chỉ dừng lại ở thành tích cá nhân mà chị còn lãnh đạo khoa Thăm dò Chức năng hoàn thành tốt các chỉ tiêu chuyên môn của cấp trên giao, thực hiện tốt 12 điều y đức, khuyến khích cán bộ không ngừng trau dồi chuyên môn và y đức…. Cũng từ năm 2007 đến nay, Khoa Thăm dò Chức năng, Bệnh viện đa khoa tỉnh luôn đạt được danh hiệu tập thể lao động tiên tiến và xuất sắc.

Hầu hết thời gian chị đều dành cho công việc. Song, với tổ ấm của mình, từ năm 2004 tách tỉnh Đắk Nông, chồng chị thường xuyên đi công tác xa, một mình chăm sóc 2 con nhưng chị vẫn chăm lo chu toàn việc nhà, dạy dỗ các con. Nhờ đó, các con của chị đều ngoan ngoãn và học giỏi. Hiện nay, con trai đầu lòng của chị đã trở thành Sinh viên năm thứ nhất của trường Đại học An ninh Nhân dân tại thành phố Hồ Chí Minh, con gái thứ 2 của chị đang học Trung học cơ sở, nhiều năm liền đạt danh hiệu học sinh xuất sắc. Gia đình chị được công nhận gia đình văn hóa.

Khi được hỏi về cách bố trí sắp xếp thời gian để hoàn thành công tác và chăm sóc tốt gia đình, Bác sỹ chuyên khoa I Lê Ka Thủy chia sẻ: Bên cạnh sự động viên, giúp đỡ của đồng nghiệp trong công tác chuyên môn thì với việc nhà, tôi cũng đã hướng dẫn các con chủ động làm những việc đơn giản, vừa sức như: nấu cơm, nhặt rau, dọn dẹp nhà cửa…, chính vì vậy, sự chia sẻ của con cái cũng giúp tôi yên tâm hơn.

Với phẩm chất truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Nữ Bác sỹ Lê Ka Thủy không chỉ xứng đáng với danh hiệu: “giỏi việc nước, đảm việc nhà”, chị còn là tấm gương sáng cho sự kế thừa và phát huy phẩm chất ấy.

BÁC SỸ VƯƠNG TUẤN KIỆT:NGƯỜI ĐẢNG VIÊN GƯƠNG MẪU

Tham gia cách mạng từ năm 1972, có hơn 40 năm gắn bó với ngành y tế, trong đó có trên 15 năm vừa là thầy thuốc, vừa là thầy giáo trường y, Bác sĩ Vương Tuấn Kiệt thuộc thế hệ của những thanh niên vào đời từ chiến tranh - một thế hệ đã từng nếm trải trong khói lửa, đạn bom, của gian khổ, hy sinh vì nền độc lập dân tộc.

Bác sỹ Vương Tuấn Kiệt trong giờ lên lớp
Tuy tuổi đã cao nhưng dù ở cương vị nào ông cũng hết lòng, hết sức làm tròn bổn phận và trách nhiệm của người đảng viên, người thầy thuốc, thầy giáo trường y”, Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ chuyên khoa II Trần Quang Khoá, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau, nhận xét về Bác sĩ Vương Tuấn Kiệt.

Bác sĩ Vương Tuấn Kiệt là một trong những người có nhiều cống hiến cho sự phát triển lớn mạnh của trường từ những năm còn là Trường Trung cấp Y tế Cà Mau. Ông tâm sự: “Tôi cũng có thời gian gần 5 năm (từ năm 1976-1981) công tác tại Trường Y tế Minh Hải, rồi đến năm 1983 về công tác tại Trung tâm Y tế huyện Thới Bình. Năm 2002, tôi được phân công về Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau cho đến nay”.

Nhắc đến Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ chuyên khoa I Vương Tuấn Kiệt, Bí thư Đảng uỷ, Phó Hiệu trưởng nhà trường, những người từng biết, từng tiếp xúc với ông đều có chung một nhận xét: Ông rất lịch thiệp, nhân từ và dễ gần gũi.

Từ anh bảo vệ, chị nhân viên phục vụ, học sinh, sinh viên đều cảm nhận được tình cảm, sự quan tâm chu đáo, không hề có sự phân biệt quyền hạn, thứ bậc từ ông.

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

MỀ ĐAY:BS MAI THU ĐƯỜNG

Mề đay (MÐ) là một phản ứng gây phù tại chỗ và ở ngoài da. MÐ có hình dạng không đều, kích thước cũng khác nhau: Từ sẩn đỏ bằng đầu đũa đến nổi to từng mảng đỏ, sưng phù, luôn luôn kèm theo triệu chứng ngứa. MÐ có thể nổi vào buổi sớm sau khi ngủ dậy, nổi lúc chiều tối hoặc có thể cả ngày.
Ảnh minh họa
Vị trí thường nổi MÐ là thân mình, mông, đùi hoặc chỗ da bị bó chặt như lưng quần, nịt vú. Có dạng đặc biệt là MÐ nổi dưới da, thường làm phù mí mắt, phù môi, phù trong cổ họng. Loại MÐ này có thể đi kèm mệt, đau bụng, đôi khi gây khó thở, chết người.

Ðặc điểm của MÐ là xuất hiện từng cơn trong vài giờ rồi biến mất. Nếu kéo dài trong vài tuần là MÐ cấp tính, nếu bệnh trên 6 tuần là MÐ mãn tính.

Nguyên nhân:

1. Thực phẩm, thức uống, gia vị: Thức ăn hay bị "đổ thừa" nhất là đồ biển như: sò, nghêu, cua, ghẹ, cá biển. Các loại sôcôla, sữa, bơ, phó mát. Nhóm thực vật là dưa gang, dưa tây, cà chua, trái dâu, kể cả hành, tỏi. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng thức ăn thông thường nhất, "lành nhất" cũng có thể gây bệnh.

2. Các chất phụ gia: Cũng là yếu tố quan trọng. Chúng có thể là chất tự nhiên như các loại men, con giấm hoặc chất hóa học dùng để bảo quản và nhuộm màu thực phẩm.

3. Thuốc men: Có rất nhiều thứ thuốc có thể gây dị ứng và nổi MÐ. Ðáng kể nhất là Penicilline rồi đến Aspirine, Sulfamides; các loại thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc trị đau nhức xương khớp, thuốc ngừa thai và còn nhiều loại khác.

4. Nhiễm trùng: Các ổ nhiễm trùng, nhiễm nấm tiềm tàng thường gây bệnh MÐ mãn tính như viêm xoang, sâu răng, nhiễm trùng đường tiểu, đường hô hấp trên như viêm mũi - họng.

5. Các loại bụi nhà, bụi phấn hoa, bụi lông thú và các loại ky sinh trùng cũng thường là nguyên nhân của MÐ mãn tính.

6. Các yếu tố xúc cảm, thay đổi nhiệt độ, áp lực cọ xát do quần áo chật bó cũng có thể làm nổi MÐ.

Phát hiện nguyên nhân:

Vì có quá nhiều nguyên nhân gây bệnh, người bệnh cần phải thật chú y mới hy vọng giúp thầy thuốc tìm ra nguyên nhân chính gây bệnh để trị tận gốc. Khi có triệu chứng phù môi, sưng mặt hoặc khó thở phải đến cơ quan y tế sớm để được cấp cứu nếu cần. Sau đây là cách phát hiện nguyên nhân trong thực phẩm ở người bị MÐ mãn tính lẫn cấp tính, bằng chế độ ăn loại trừ: Bắt đầu ăn trong 3 tuần chỉ gồm các loại không có chất dị ứng như gạo, khoai tây, cà rốt, các loại đậu, bí, bầu, thịt trừu, thịt bò, cữ rượu. Có thể uống trà, cà phê nhưng không có sữa. Nếu MÐ không xuất hiện thì ta bắt đầu ăn thêm từng món nghi ngờ. Ăn đến món nào thấy MÐ nổi lên thì đó là nguyên nhân gây bệnh phải tránh sau này và cứ như thế tiếp tục.

BÁC SỸ MAI CHÍ PHƯƠNG-PHÓ GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN DA LIỄU TPHCM

CÁC BỆNH VỀ DA NÊN CHỮA TRỊ ĐÚNG CÁCH.

Bất kỳ bệnh về da nào cũng nên đến bác sĩ chuyên khoa để điều trị dứt điểm bằng kem, thuốc đặc trị.


Ảnh minh họa

Mỹ viện chỉ giúp bạn làm đẹp, bồi dưỡng da sau khi đã trị hết bệnh. Ðừng quá lạm dụng mỹ phẩm vì đó là "con dao hai lưỡi".

Trước "cơn lốc" mỹ phẩm tràn ngập chưa có nhãn hiệu cầu chứng, phải cẩn thận khi mua. Không nên mua hàng trôi nổi mà tìm đến những hãng chính gốc.

Nên mua từng tube nhỏ, xài thử thấy kết quả hãy sử dụng tiếp. Nếu có dị ứng phải ngưng ngay.

Khi mua mỹ phẩm phải nhờ chuyên viên hay bác sĩ chuyên khoa chỉ dẫn xem có phù hợp với da mặt, với bệnh về da hay không.

BÁC SỸ MAI THU ĐƯỜNG:VIÊM DA TIẾP XÚC

Viêm da tiếp xúc hay chàm tiếp xúc là tình trạng da phản ứng khi tiếp xúc với các chất hoặc vật dụng có khả năng gây dị ứng. Biểu hiện của phản ứng là da bị viêm đỏ, chảy nước, sưng và ngứa nhiều tại chỗ tiếp xúc. Phản ứng của da có thể xảy ra trong lần tiếp xúc lần đầu, nhưng thông thường chúng xuất hiện sau những lần tiếp xúc cách quãng và từ 5-7 ngày sau lần tiếp xúc ban đầu.

Minh họa Viêm da tiếp xúc
Có rất nhiều hóa chất có thể gây dị ứng da: hóa chất để pha chế, chất nhuộm, xăng dầu, nhựa, cao su, thuốc sát trùng, chất tẩy, xà phòng, dầu thơm, mỹ phẩm, dầu gội đầu, thuốc nhuộm tóc và các loại dây đeo (nữ trang, đồng hồ, mặt dây nịt...).

Triệu chứng
Tùy theo mức độ phản ứng, triệu chứng có thể gặp:
Tại chỗ: Tại vùng da bị tiếp xúc xuất hiện triệu chứng ngứa, viêm đỏ, rỉ nước phù nề, đặc biệt rất ngứa. Nếu bị nhiều lần, da thường dày lên do gãi, chà xát.

Toàn thân lan rộng: Nếu phản ứng da nặng, thường do hóa chất dùng trong công nghiệp, nông nghiệp, các dấu hiệu trên có thể xuất hiện rải rác toàn thân, đôi khi kèm theo nổi mề đay hoặc xuất hiện cơn hen phế quản ở người có thể tạng dị ứng hoặc bị hen phế quản trước đó.

+ Các vị trí thường gặp:
- Ðầu và cổ: do thuốc nhuộm tóc, keo xịt tóc, dầu gội đầu, kem cạo râu, dầu thơm...
- Vùng trán, mí mắt: có thể do nón, băng nịt trán, mascara, mực kẻ mí mắt.
- Cổ, và cổ tay: do dây đeo, đồng hồ.
- Vùng bụng quanh rốn: Thường do dây nịt, nhất là mặt kim loại của dây nịt.
- ở bàn tay: do nhiều loại hóa chất trong công việc nội trợ hoặc trong công xưởng ...

Cách xử trí
Người bệnh phải tự lưu ý và giúp thầy thuốc tìm ra các hóa chất, vật dụng gây viêm da tiếp xúc . Sau đó loại bỏ không xài, không dùng sản phẩm, đồ dùng đã gây phản ứng thì bệnh sẽ tự khỏi hoặc khỏi hẳn hoàn toàn.

- Viêm da tiếp xúc nhẹ: Chỉ ngứa, rỉ nước vùng da nhỏ có thể bôi dung dịch Milian, tím Gentian, rửa thuốc tím hoặc kem Corticoide nhẹ nhưCortibion. Nhưng cần nhớ: Nếu bôi trong 3 ngày không bớt, phải đi khám bệnh và không được bôi thuốc nhiều lần và quá 3 ngày. Ngoài ra, không được bôi các bột kháng sinh như Penicilline, Tetracyline... vào chỗ da ngứa, chảy nước.

- Trường hợp nặng hơn: Ngứa lan rộng, phản ứng nhiều nơi, nên đến bác sĩ khám bệnh để được điều trị đúng cách.

BỆNH NẤM MÓNG:BÁC SỸ VŨ HỒNG THÁI (BV DA LIỄU TPHCM)

Nấm móng là một bệnh thường thấy ở những người làm nghề bán nước giải khát, đầu bếp, rửa xe, chăn nuôi... Bệnh làm móng bị hư hủy xấu xí, có khi nung mủ, đau ảnh hưởng đến năng suất làm việc.

Bệnh nấm móng
Nguyên nhân
Do nhiều loại vi nấm gây ra, có thể kể hai nhóm chính là: Nấm sợi tơ (Dermatophytes) và nấm hạt men (Candida). Người bị bệnh này, do tay chân thường xuyên bị ướt tạo điều kiện cho vi nấm phát triển và gây bệnh.

Triệu chứng lâm sàng
- Bề mặt móng bị xù xì, phủ một lớp vảy mịn như cám, có lằn sọc dọc hay ngang. Chỗ bị tổn thương có màu hơi vàng, hay nâu đen.

- Bên dưới móng cũng có thể bị tổn thương và móng bị tróc.

- ít khi cả mười móng tay hoặc mười móng chân đều bị bệnh. Trên từng móng, tổn thương tấn công từ bờ vào và không bị viêm quanh móng (nếu do Dermatophytes) hoặc từ gốc móng đi ra và có viêm quanh móng (nếu do nấm Candida).

- Khi viêm quanh móng sẽ rất đau, sưng đỏ và có mủ.

Ðiều trị
1. Thuốc bôi tại chỗ: Dùng một trong các thuốc bôi sau: kem hoặc pommade Ketoconazol (Nizoral), Canesten, Trosyd, Exoderil, Naftin v.v...

Cách bôi: Sau khi rửa và cạo sạch chỗ tổn thương móng, bôi thuốc lên bề mặt móng và quanh móng, mỗi ngày 2-3 lần, ít nhất trong 3 tháng.

2. Thuốc uống: Có thể dùng: Griséofulvine (chỉ có tác dụng trên nấm sợi tơ), Nizoral, Lamisil,... (có tác dụng trên cả hai loại nấm). Nhưng phải có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Ðể phòng ngừa tái phát, nếu có thể nên thay đổi việc làm hoặc mang bao tay khi làm việc để tránh móng bị ướt.

Tóm lại, nấm móng là một bệnh tuy không nguy hiểm nhưng làm mất vệ sinh, thẩm mỹ và rất khó điều trị. Vì vậy cần phải điều trị sớm và đúng phương pháp.

BÁC SỸ DƯƠNG MINH HOÀNG:BỆNH LỞ MIỆNG

Một bệnh rất thường gặp, ai trong chúng ta cũng một lần mắc phải bệnh này. Trong miệng, họng, lưỡi đau đớn không sao tả được mỗi khi ăn uống nhưng sau vài ngày đến 2 tuần là bệnh tự khỏi. Trước đây, ai cũng cho bệnh này do nóng trong người hay ăn phải đồ nóng, cần phải ăn đồ mát mới khỏi bệnh được nhưng cho đến nay y học hiện đại cho thấy không phải như vậy.

Bệnh lở miệng
Bệnh này xuất hiện nhiều vết loét nhỏ nổi trong miệng, lưỡi, nướu răng hoặc sàn miệng rất đau đớn mỗi khi phải ăn uống. Những vết loét ấy có bờ đỏ, thật rõ, kích thước thật đa dạng từ 1-2mm cho đến 1cm. Ðặc điểm căn bệnh là lành tính, chỉ kéo dài khoảng 2 tuần rồi tự lành, không để lại một vết sẹo nào cả.

Ở một vài người, người ta còn thấy căn bệnh rất hay tái phát nhiều lần trong suốt cả năm. Có người cho là thiếu sinh tố PP nhưng dùng PP nhiều hộp không có kết quả gì nhiều.

Bệnh này có nhiều nguyên nhân, do vậy BS cần phải xác định đúng mới hy vọng trị được căn bệnh khó chiụ này. Có khoảng 1/5 dân chúng mắc căn bệnh này vào một lúc nào đó.

Bệnh lở miệng gây bởi một số điều kiện bao gồm trong đó có siêu vi, một vài chất hoá học có trong kem đáng răng, một chế độ ăn thiếu folic acid hay chất sắt hay gặp ở phụ nữ mang thai.

Có giả thuyết mới cho bệnh này là do vi khuẩn Streptococcus: chuỗi cầu Sanguis. Chấn thương tình cảm hay stress cũng có thể khiến phát sinh ra bệnh này.

Một nguyên nhân đặc biệt nữa chúng ta cần lưu ý là nươú răng bị thương tổn khi đánh răng quá mạnh hay dùng bàn chải quá cứng. Hút thuốc mạn tính và mang răng giả không hợp cũng góp phần vào việc tái phát của bệnh này. Một khi bệnh cứ tái phát mãi, chúng ta cần tìm ra một bệnh khó trị hơn, ẩn mình dưới căn bệnh lành tính này. Ðó là các bệnh tự miễn dịch như lupus đỏ hệ thống, bệnh viêm ruột Crohn và Behcet: thêm vết lở ở cơ quan sinh dục, có thể dẫn đến mù khi vết lở ở mắt. Bệnh AIDS đôi lúc biểu hiện bằng những vết lở miệng rất dai dẳng.

Phải điều trị bệnh này ra sao? Rất nhiều trường hợp do siêu vi nên bệnh thường tự khỏi sau từ 1-2 tuần. Vài trường hợp đơn giản hơn chỉ cần thay đổi kem đánh răng là hết luôn căn bệnh phiền phức này. Nên thay bằng loại kem đánh răng không có chất phụ gia như sodium lauryl sulfate.

Ðiều trị hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân khác nữa. Nếu nguyên nhân chính lại là bệnh nào đó như lupus đỏ hệ tống cần phải trị bớt bệnh lupus, các thương tổn miệng mới lành được.

Một số thuốc trị bệnh lở miệng như dung dịch Benadryl, Listerine súc miệng một ngày vài lần có thể làm giảm được chứng đau đớn khó chiụ mỗi khi ăn uống. Có thể ngậm thuốc có tác dụng tại chỗ như Opovilone, Strepsils...

Một vài thuốc xức chứa Triamcinolone và Tetracyeline cũng giúp các vết lở lành mau hơn. Chúng ta có thể dùng bột của một viên Amoxycilline 500 hay Tetracyeline 500mg và của một viên Dexamethasone pha với 2 muỗng canh nước ấm và dùng bông chấm vào các vết lở ngày 3 - 4 lần. Chưa có bằng cớ khoa học nào chứng tỏ uống thêm kháng sinh bằng đường miệng giúp bệnh làmh mau hơn. Nếu lở miệng gây ra bởi nhiễm nấm họng nên dùng thuốc xức hiệu quả là Nystatine. Những loại thuốc súc miệng có chất corticoid giảm sưng nhưng cần dành cho những ca nặng do có nhiều tác dụng phụ.

Phải làm gì khi bệnh này tái phát quá thường? Hãy đi khám bác sĩ hay nha sĩ xét nghệm thêm đầy đủ để coi có nguyên nhân nào tiềm ẩn gây nên bệnh này không. Có thể không có gì nhưng giúp bạn yên tâm hơn. Có tác giả đề nghị dùng Colchicine ngày 1 viên khi có tái phát nhiều lần không tìm ra được nguyên nhân tiềm ẩn nào cả nhưng dùng thuốc này không nên quá lâu vài tháng do có nhiều tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn mữa.

BÁC SỸ HUỲNH HUY HOÀNG:BỆNH HẮC LÀO

Bệnh viện Da liễu TPHCM)

Bệnh hắc lào (hay còn gọi là lác) là bệnh gây ra do vi nấm có tên khoa học là Dermatophytes. Tùy theo vị trí bị bệnh trên cơ thể, người ta phân ra loại nấm bẹn, nấm thân, nấm mặt, nấm chân...

Bệnh hắc lào
Triệu chứng bệnh
Ðầu tiên có cảm giác ngứa, sau đó phát hiện ở vùng ngứa một mảng da màu đỏ hoặc sẫm màu, có viền bờ rõ rệt, trên viền bờ có mụn nước lấm tấm, ngày càng lan rộng ra vằn vèo nhiều vòng cung, lúc ra mồ hôi có cảm giác ngứa ngáy nhiều hơn. Nhiều người bị bệnh ở vùng kín cảm thấy e thẹn không dám đi khám bệnh, tự mua thuốc về bôi hay uống. Triệu chứng bệnh thay đổi nhưng bệnh không khỏi hẳn được, bệnh giảm rồi lại tái phát. Người bệnh thường dùng khăn lau chung ẩm ướt hoặc treo chung khăn lau, quần áo nên dễ truyền vi nấm và bào tử nấm sang cho người khác trong gia đình.

Phòng ngừa và điều trị
. Phòng ngừa:
- Giữ da khô sạch, tránh gãi.
. áo quần, khăn tắm phải giặt, phơi nắng, ủi kỹ ở mặt bên trong.
. Không mặc quần áo quá "bí không khí". Nếu phải làm việc cả ngày thì nên tranh thủ buổi trưa làm vệ sinh và lau khô.

. Ðiều trị:
1. Thuốc bôi:
- Bôi thuốc pha chế: cồn iode 1 - 2%, BSI, Antimycose
- Bôi thuốc thuộc nhóm arole như Nizoral, Canesten, Calerem, Trocyd...
- Bôi Lamisil.
2. Thuốc uống:
- Sporal, Lamisil, Diflucan, Griscofulvin.
Việc dùng thuốc, nhất là thuốc uống cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ.

BÁC SỸ VŨ HỒNG THÁI:BỆNH BẠCH BIẾN

(Bệnh viện Da liễu TPHCM)

Bạch biến là một bệnh mất sắc tố ở da, lông, tóc. Tỉ lệ mắc bệnh khoảng 1-2% dân số, người da màu mắc bệnh nhiều hơn da trắng. Bệnh có ở mọi lứa tuổi nhưng thường ở người trẻ. Bệnh có thể kết hợp với một số bệnh khác như đái đường, bệnh của chất tạo keo, các bệnh ác tính, thiếu máu kéo dài, bệnh tuyến giáp, xơ gan...

Bệnh bạch biến
Nguyên nhân
Cơ chế sinh bệnh bạch biến rất phức tạp, chưa biết một cách tường tận, nhưng bệnh có liên quan đến các yếu tố thần kinh - thể dịch... tác nhân của hóa chất, cơ chế rối loạn miễn dịch.

Triệu chứng
Các triệu chứng chính chỉ ở ngoài da. Thương tổn da là những đốm da mất sắc tố, màu rất trắng, kích thước của các đốm cũng thay đổi từ một đến nhiều cm. Ðốm mất sắc tố thường có hình tròn không đều, đôi khi không có hình dạng gì cả. Bề mặt da trơn láng không sưng, lông trên vùng da bệnh cũng bị bạc trắng, màu trắng của da bệnh có khi đồng nhất nhưng đôi khi loang lổ, chỗ trắng lẫn với màu da thường. Ðốm có giới hạn rõ ràng với da lành và vùng da lành quanh đốm đậm màu hơn da thường. Tuy hiếm nhưng cũng có một vài trường hợp đốm da mất sắc tố lan ra khắp người. Da, lông, tóc, toàn thân là một màu trắng.

Vị trí bị bệnh thường gặp nhất là mặt, phần trên của ngực, mặt lưng bàn tay, nách, háng, mắt, mũi, quanh miệng, tai, núm vú, rốn, cơ quan sinh dục ngoài. Các thương tổn da cũng thường có khuynh hướng phát triển ở vùng da bị chấn thương, bỏng.

Diễn tiến
Diễn tiến thường khó biết trước được. Các đốm trắng có thể tồn tại lâu dài không có thay đổi gì cả, hoặc có thể lan rộng ra từ từ, hoặc tự thu nhỏ lại. Có một tỉ lệ nhỏ từ 15-25% trường hợp có thể tự lành, nhưng đa số tồn tại kéo dài có khi suốt đời, ngoài ra thì không có biến chứng gì.

Ðiều trị
Bạch biến là một bệnh rất khó điều trị, có nhiều phương pháp điều trị được áp dụng, nhưng cho đến nay, y học vẫn chưa có thuốc nào trị khỏi bệnh hoàn toàn. Các phương pháp điều trị thường dựa trên việc dùng thuốc làm tăng cảm ứng với ánh nắng kết hợp với chiếu tia cực tím hay tắm nắng. Có thể phẫu thuật cấy tế bào hắc tố, dùng các thuốc bôi có chất streroid để làm giảm miễn dịch tại chỗ v.v...

Tóm lại, bạch biến là một bệnh da làm mất thẩm mỹ nhưng không ảnh hưởng sức khỏe chung. Là một bệnh khó điều trị và khi đã quyết định điều trị thì phải kiên nhẫn dùng thuốc trong một thời gian dài và có thể bị một số tai biến do điều trị, do đó cần phải có thầy thuốc chuyên khoa chỉ định và theo dõi.

BÁC SỸ MAI ANH KHÔI:BỆNH GHẺ PHỎNG Ở TRẺ EM

Khác với bệnh ghẻ ngứa do con ghẻ, bệnh ghẻ phỏng là bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn hình cầu gây ra.
Ghẻ phỏng (GP) là bệnh rất dễ lây, không chỉ lây từ vùng da này đến vùng da khác trên cùng một người bệnh mà còn lây từ người nọ sang người kia. Bệnh GP thường gặp ở trẻ em và xuất hiện nhiều trong mùa nóng bức có khí hậu ẩm.

Ảnh minh họa
Nguồn lây nhiễm
Vi khuẩn gây bệnh GP có từ nhiều nguồn khác nhau. Móng tay dài và dơ dính bám cáu ghét đất là nơi cho vi khuẩn trú ngụ và từ đó bệnh theo các vết cào gây xây xát ngoài da. Chất nhầy từ mũi họng bị viêm chảy ra là ổ lây bệnh GP ở quanh mũi và miệng của bé. Các vật nuôi trong nhà như chó, mèo cũng là nguồn lây nhiễm cho trẻ. ở nhà trẻ, trường học là môi trường dễ lây từ trẻ bị bệnh sang trẻ lành.

Triệu chứng và biến chứng
Dấu hiệu đầu tiên của GP là vết đỏ trên da, sau đó từ vết này nổi lên mụn nước và bóng nước như bị phỏng. Bóng nước nhanh chóng bị vỡ và khô lại thành mày dày có màu vàng. Mày GP dễ tróc khi trẻ cào gãi. Chất dịch của bóng nước có chứa nhiều vi khuẩn cho nên chất dịch này sẽ lây lan và tạo thành nốt GP mới ở vùng da lân cận do gãi, do cào cấu hoặc lây qua trẻ khác do dây dính trực tiếp chất dịch này.

GP là bệnh nhiễm trùng nhẹ trên bề mặt da và khi khỏi không để lại sẹo. Tuy nhiên ở những bé bị GP tái đi tái lại nhiều lần và nhất là GP ở vùng da quanh mũi và miệng, một số bé có thể bị biến chứng viêm cầu thận cấp, là bệnh nặng hơn rất nhiều so với bệnh nguyên thủy (GP).

Phòng bệnh và điều trị
- Giữ vệ sinh da cho bé, sử dụng các loại xà bông diệt khuẩn thông dụng để phòng ngừa GP.

- Cắt ngắn móng tay, chân cho bé thường xuyên để loại bỏ ổ chứa vi khuẩn.

- Khi bé bị viêm mũi, họng thì cần đưa bé đi điều trị sớm để ngăn chặn lây nhiễm ra da, nhất là phòng ngừa biến chứng viêm cầu thận cấp.

- Trong các trường mẫu giáo, nhà trẻ, trường tiểu học, khi phát hiện có trẻ bị GP, các thầy cô cần báo cho cha mẹ bé để đưa bé đi khám bệnh, phòng lây bệnh cho các học sinh khác.

- Mặc dù GP là loại nhiễm trùng da nhẹ có thể điều trị dễ dàng bằng thuốc bôi có chứa chất kháng sinh hoặc thuốc uống kết hợp, nhưng các bậc cha mẹ cũng cần đưa trẻ đến khám để được chỉ định thuốc điều trị cho đúng cách, vì da của trẻ con rất dễ hấp thu thuốc qua đường bôi cho nên bôi thuốc quá liều, bôi thuốc sai quy định có thể gây hại cho bé.

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

BÁC SỸ NGUYỄN XUÂN NAM-MỘT TRONG NHỮNG BÁC SỸ GIỎI NHẤT NƯỚC MỸ

Bác sĩ Nguyễn Xuân Nam chuyên khoa về giải phẫu trẻ em vừa được trường đại học Harvard bình chọn là một trong những bác sĩ giỏi nhất nước Mỹ. Mời quý vị theo dõi câu chuyện về bác sĩ tài danh này qua phần trình bày của Hà Vũ.

BS.Xuân Nam
Sinh trưởng tại thôn Bá Hà nằm gần vịnh Hòn Khói thuộc tỉnh Khánh Hòa trong một gia đình làm nghề chài lưới, bác sĩ Nguyễn Xuân Nam có một thời niên thiếu sống trong thiếu thốn, cực nhọc. Mẹ mất sớm khi ông vừa mới lên 4 tuổi, sống với cha và người mẹ kế, bác sĩ Nguyễn Xuân Nam phải vừa đi bán bánh vừa đi học để giúp cha và mẹ kế nuôi dạy 8 anh chị em ruột và anh em cùng cha khác mẹ với mình.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Nam nhớ lại thời niên thiếu của ông.

“Tôi mới vừa lên 10 tuổi, lúc đó vừa đi học, sáng dậy sớm phải lo chăm sóc mấy em bé để cho bà kế mẫu tôi làm những món ăn để đi bán kiếm tiền về nuôi sống gia đình. Bà làm xong rồi tôi đi học, trước khi vào lớp độ một tiếng đồng hồ tôi đến trạm xe lam bán những thức ăn như xôi, bánh. Bán xong đến lúc đi học nhờ người láng giềng mang nồi niêu đem về nhà.”

Dù rằng cho con đi học là mong muốn của cha mẹ nhưng vì hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn nên học đến hết bậc tiểu học ông phải bỏ học để đi biển đánh cá trợ giúp gia đình. Hơn nữa cha ông bị thương trong chiến tranh, sau đó lại bị tai nạn phải nằm bệnh viện trong nhiều tháng nên miếng cơm manh áo là mối ưu tư lớn nhất của gia đình ông. Bác sĩ Nam kể lại.

“Đi làm nghề biển rất khó khăn, tương lai không có cho nên lúc nào cũng cố gắng để cho con đi học. Vào lúc tôi học hết lớp 5 thì Ba tôi bị Việt Cộng bắn trọng thương nằm trong nhà thương một thời gian rất là lâu. Lúc đó tôi mới vừa lên 10 tuổi. Bố tôi mới vừa xuất viện lại bị tai nạn một lần thứ hai nữa phải nằm lại nhà thương hơi lâu.

Lúc đó gia đình rất là khổ sở nên tôi nói với Bố tôi là ông muốn tôi đi học nhưng trường hợp này tôi không thể đi học được cho nên lúc đó tôi bỏ học đi làm nghề biển sinh sống và giúp gia đình. Không bao nhiêu lâu nữa thì Việt Nam mất nước. Bố tôi là thôn trưởng làng Bá Hạ nên về sau khi Cộng Sản về thì ông cũng bị bắt giam giữ và đi cải tạo gần cả năm trời nên vấn đề học hành của tôi xa vời quá. Tôi vẫn tiếp tục đi làm nghề biển để nuôi sống bản thân và gia đình.”

Đến tháng 4 năm 1978, lúc 19 tuổi, bác sĩ Nam vượt biên sang đến trại tị nạn Palawan, Philippines, sau đó được chuyển sang trại tị nạn tại Manila và khai tuổi nhỏ lại để có thể tiếp tục học Trung học tại Mỹ sau này.

Tháng 11 năm 1978, bác sĩ Nam được bảo trợ định cư tại thành phố Lincohn, bang Nebraska. Tại đây bác sĩ Nam theo học trung học tại trường Norris. Đối với một học sinh chỉ biết được chút ít tiếng Anh trong thời gian ở trại tị nạn Philippines thì học trung học tại Mỹ là một điều thật khó khăn nếu không có quyết tâm thì không thể nào vượt qua nổi. Bác sĩ Nam cho biết.

“Hai năm đầu tiên rất là khó, nhiều khi tôi muốn bỏ học đi làm để giúp gia đình nhưng nghĩ lại thấy mình nghỉ học sớm quá thì về sau thấy ân hận. Do đó tôi vừa đi học, vừa đi làm để kiếm tiền thêm nuôi sống gia đình. Sau đó thì bắt đầu thông thạo Anh ngữ và phần nào có thể nói cho họ hiểu được. Lúc đầu tiên cũng khó khăn nhưng sau rồi tiến bộ rất là đẹp bởi vì nó cũng gợi thêm tia hy vọng của mình.”

Theo lời kể lại của Cha và những người láng giềng thân thuộc thì Mẹ và chị của bác sĩ Nam mất sớm vì những căn bệnh rất tầm thường nhưng lúc đó gia đình không có khả năng và phương tiện để chữa trị nên bác sĩ Nam có ước nguyện trở thành bác sĩ để giúp người. Do đó trong thời gian học trung học, ông đã tiếp xúc với các cố vấn của nhà trường để nhờ hướng dẫn làm thế nào để trở thành bác sĩ.

“Tôi cũng lên nói với những counselor của trường trung học là hồi xưa nhà tôi có nhiều người chết bởi vì không được may mắn, không có y tế, không có thuốc men để cứu sống họ được. Bởi vậy tôi có ước nguyện là nếu có thể đi học ngành y ra bác sĩ để trong tương lai có thể về lại giúp những người trong xóm của tôi. Do đó tôi được hướng dẫn nên làm những việc gì đó. Sau đó tôi xin vào học trường đại học rồi từ đó xin đơn vào trường y khoa. Dần dần mình cũng cố gắng, nỗ lực trong học hành, không đam mê chuyện này chuyện kia. Cũng may mắn tôi mới được như ngày hôm nay.”

Do đó sau khi tốt nghiệp trung học, bác sĩ Nguyễn Xuân Nam, sau hai năm học chuyển tiếp tại trường đại học Nebraska thuộc thành phố Lincohn đã ghi danh học môn toán và hóa trường đại học Creighton, thành phố Omaha, bang Nebraska.

Tốt nghiệp cử nhân toán học và hóa học năm 1987, bác sĩ Nguyễn Xuân Quang là một trong 105 sinh viên được nhận vào ngành y trường Y khoa thuộc đại học Creighton, Nebraska trong hàng ngàn sinh viên nộp đơn.

Sau khi tốt nghiệp y khoa bác sĩ vào năm 1991, bác sĩ Nguyễn Xuân Nam học thêm về phẫu thuật tổng quát và phẫu thuật nội soi cũng tại trường đại học Creighton từ năm 1991 đến 1994.

Trong thời gian từ 1994 đến 1997, bác sĩ Nguyễn Xuân Nam tiếp tục trau dồi về phẫu thuật tổng quát tại trường đại học New Mexico tại Albuquerque, bang New Mexico. Tiếp đến trong hai năm 1997-1999, bác sĩ Nam theo học chương trình chuyên ngành phẫu thuật nội soi trẻ em tại bệnh viện trẻ em thuộc trường đại học Pittsburgh, bang Pensylvania.

Bác sĩ Nam giải thích về nguyên nhân khiến ông đi theo chuyên ngành giải phẫu trẻ em.

“Hoàn cảnh của tôi chứng kiến chị và em qua đời. Tôi chỉ ao ước có được dịp nào giúp trẻ em lớn lên. Nghĩ lại tôi thích chữa bệnh những đứa trẻ tại vì những chứng bị của nó không phải là những bệnh tự nó gây nên mà là những bệnh bẩm sinh. Hơn nữa tôi rất ưa thích những đứa bé. Tôi muốn đi học thẩm mỹ viện để chữa cho những em bị sứt môi, bị sứt hàm ếch. Nhưng nghĩ cho cùng lại thì mình phải làm thẩm mỹ viện mới đi qua những khía cạnh đó được. Còn những đòi hỏi để điều trị tổng quát những đứa bé không phải qua những việc đó nên tôi mới đeo đuổi theo ngành này.”

Bác sĩ Nguyễn Xuân Nam đã giữ nhiều chức vụ quan trọng tại trung tâm y khoa trường đại học Irvine, California như là trưởng khoa giải phẫu trẻ em, đồng Chủ tịch Khoa Ung bứơu Nhi, Giám đốc Khoa phẫu hạn chế can thiệp… Hiện nay ông làm việc tại bệnh viện Nhi đồng Los Angeles và một số bệnh viện khác thuộc miền Nam California. Ông cũng có nhiều bài viết có giá trị được đang trên các tạp chí về y học Hoa Kỳ và được các chuyên viên y tế trường Y khoa thuộc Đại học Harvard bình chọn là một trong những bác sĩ giỏi nhất nước Mỹ.

Được hỏi nguyên nhân nào khiến ông thành công, bác sĩ Nam cho biết:

“Nguyên bản thân tôi tôi biết, tôi không giỏi, không thông minh nhưng có sự cố gắng rất nhiệt tình. Tôi có ngày hôm nay vì tôi rất chăm chú, rất cố gắng. Nếu ngày hôm nay tiếng nói tôi có thể giúp được, có thể kích động các trẻ em nên người. Tôi nghĩ là giới trẻ, một là phải nên cố gắng. Cho dù có lúc mình thấy bất lực và không có hy vọng, mình vẫn cố gắng để vượt qua. Tại vì mình không cố gắng thì về sau mình không biết khả năng của mình đến đâu. Điều quan trọng nhất là mình nên nghe lời khuyên nhủ của những người lớn, những người trải qua nhiều kinh nghiệm thì những lời dạy dỗ đó lúc nào cũng mang sự tốt đẹp.”

Bác sĩ Nguyễn Xuân Nam nói thêm là trong thời gian học y khoa ông phải làm việc bán thời gian mỗi tuần 20 tiếng đồng hồ để có tiền trang trải chi phí ăn học cũng như giúp đỡ gia đình ở Việt Nam. Tuy nhiên điều quan trọng giúp ông thành công là Cha ông không đòi hỏi ông phải gởi tiền về nhiều, mà chỉ khuyến khích ông cố gắng học hành để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.