BS.Nguyễn Viết Dũng |
Và những câu chuyện về bác sĩ Nguyễn Việt Dũng, Trưởng Trạm Y tế phường Trường Lạc, quận Ô Môn (TP Cần Thơ) còn được người nhà bệnh nhân nhắc đến với lòng cảm kích một người ơn cứu mạng.
...Một ngày cuối tháng 8-2009, khoảng 19 giờ, chị Huỳnh Thị Bởi ở xã Tân Thới, huyện Phong Điền, được người nhà đưa đến nhà bác sĩ Dũng để chích thuốc giảm đau, do chị vừa trợt té sau sàn nước, bị đau thắt mạn sườn trái... Đang ăn cơm, bác sĩ Dũng vội bỏ đũa, nhanh chóng khám lâm sàng cho bệnh nhân. Lúc này, chị Bởi khó thở, mạch nhanh, huyết áp tụt, vã mồ hôi lạnh.
Bác sĩ Dũng nghĩ ngay đến “vỡ lách”. Anh nói với người nhà lập tức đưa bệnh nhân đến Trạm Y tế. Còn anh tức tốc chạy xe đến trạm, đồng thời gọi liền xe cấp cứu gần đó và gọi điện thoại ngay cho anh Nguyễn Văn Nho, chồng chị Bởi. Bác sĩ Dũng nhanh chóng xử lý cấp cứu giảm đau, nâng huyết áp cho bệnh nhân, sẵn sàng mọi điều kiện hỗ trợ bệnh nhân trên đường chuyển viện.
Kể lại chuyện này, anh Nguyễn Văn Nho không giấu được xúc động: “Lúc đó, nghe bác sĩ Dũng gọi, tôi đến Trạm Y tế kịp lúc lên xe cấp cứu đi cùng vợ đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Vợ tôi được đưa vào mổ gấp... Bác sĩ mổ cho vợ tôi nói nhập viện trễ một chút là vợ tôi tiêu rồi!”. Chị Bởi ứa nước mắt tiếp lời chồng: “Nếu hôm ấy bác sĩ Dũng không bỏ bữa cơm... thì tôi đã không còn ngồi đây...”. Nhiều bà con nơi đây còn cho biết đã quen thuộc với cảnh bác sĩ Dũng đến tận nhà khám bệnh, cấp thuốc cho những người lớn tuổi, già yếu, đi đứng khó khăn, không thể ra Trạm Y tế.
Khi tôi đem những chuyện này kể lại với bác sĩ Dũng, anh cười đôn hậu: “Người thầy thuốc nào trong hoàn cảnh của tôi lúc ấy cũng đều làm như vậy”. Anh nói mình rất ngưỡng mộ những thầy thuốc đã chiến thắng được bản thân, không bị đồng tiền cám dỗ. Họ đã đem hết tâm huyết, năng lực của mình điều trị cho bệnh nhân mà không một chút mảy may nghĩ đến lợi lộc cho riêng mình.
Người có ảnh hưởng sâu sắc đối với nghề nghiệp của bác sĩ Dũng chính là mẹ anh - y sĩ quân y Nguyễn Thị Lâm. Cha anh hy sinh ngay mùng một Tết năm 1970, khi anh mới lên 6 tuổi. Anh nói mình được thừa hưởng chất lính Cụ Hồ của cha và nhiệt tâm người thầy thuốc của mẹ. Năm 2000, mẹ anh đột ngột qua đời vì bệnh nan y. Đó cũng là một trong những lý do mà năm 2003 anh đã theo học chuyên khoa 1 bác sĩ gia đình.
Người thân trong gia đình bác sĩ Dũng hầu hết theo ngành y. Em gái anh, Nguyễn Thị Thu - y sĩ của Trạm Y tế phường Trường Lạc; vợ anh, Trần Mỹ Hạnh - dược sĩ trung học, đang quản lý một cửa hàng bán thuốc tây tại chợ Ba Se. Ánh mắt chị Mỹ Hạnh ngời sáng niềm hạnh phúc khi nói về chồng mình: “Anh Dũng thường nói, đã theo nghề này thì tất cả phải vì bệnh nhân. Nếu vì ngại cực, ngại khó mà chậm một giây có thể gây hại cho bệnh nhân. Thế nên, mẹ con tôi đã quen với cảnh khi cả nhà vừa dọn cơm chưa kịp ăn hay nửa đêm đang ngon giấc... có bệnh gọi là ảnh tức tốc đến trạm ngay”...
Những ngày cuối năm 2009, bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Việt Dũng, Trưởng Trạm Y tế phường Trường Lạc, nhận được Quyết định của Sở Y tế TP Cần Thơ bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng quận Ô Môn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét