Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

BÁC SỸ TÔN THẤT TÙNG

Giáo sư Bác sĩ Tôn Thất Tùng (1912-1982) là một bác sĩ nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực gan và giải phẫu gan. Ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Liên Xô.
Ông còn là một giáo sư, đào tạo ra nhiều thế hệ bác sĩ tài năng tại Trường Đại học Y Hà Nội. Ông còn giữ cương vị Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.




                                                     Sinh 10 tháng 5, 1912,Thanh Hóa
                                                         Mất 7 tháng 5, 1982 (69 tuổi)
                                                                           Hà Nội
                                                     Nguyên nhân mất Nhồi máu cơ tim
                                                Nơi an táng Nghĩa trang Mai Dịch - Hà Nội
                                                                 Nơi cư trú Hà Nội
                                                             Quốc tịch Việt Nam
                                                                 Học vấn Giáo sư Y học


Thời thanh niên


Ông sinh ngày 10 tháng 5 năm 1912 tại Thanh Hóa và lớn lên ở Huế. Xuất thân từ một gia đình quý tộc nhà Nguyễn (thân sinh ông là cụ Tôn Thất Niên, Tổng đốc Thanh Hóa), nhưng ông không theo nghiệp học làm quan, do đó vào năm 1931, ông ra Hà Nội theo học tại trường Trung học Bảo Hộ (tức trường Bưởi - trường Chu Văn An ngày nay). Năm 1935, ông học tại Trường Y khoa Hà Nội, một trường thành viên của Viện Đại học Đông Dương, với quan niệm nghề y là một nghề "tự do", không phân biệt giai cấp.

Lúc bấy giờ, Trường Y Hà Nội là trường y duy nhất của cả Đông Dương trước 1945, khi đó có lệ các sinh viên y khoa bản xứ chỉ được thực tập ngoại trú, không được dự các kỳ thi "nội trú", do chính quyền thuộc địa không muốn có những bác sĩ bản xứ có trình độ chuyên môn cao có thể cạnh tranh với bác sĩ của chính quốc. Trong thời gian làm việc ngoại trú tại Bệnh viện Phủ Doãn, ông đã rất bất bình với việc này và đã đấu tranh đòi chính quyền thực dân phải tổ chức cuộc thi nội trú cho các bệnh viện ở Hà Nội vào năm 1938. Ông là người duy nhất trúng tuyển một cách xuất sắc trong kỳ thi khóa nội trú đầu tiên của trường và mở đầu tiền lệ cho các bác sĩ nội trú người bản xứ.

Cũng trong giai đoạn này, trong một lần phát hiện trong gan của một người bệnh có giun chui ở các đường mật, ông đã nảy ra ý tưởng dùng những lá gan bị nhiễm giun để phẫu tích cơ cấu của lá gan. Trong suốt thời gian từ năm 1935 đến năm 1939, chỉ bằng một con dao nạo thô sơ, ông đã phẫu tích trên 200 lá gan của tử thi để nghiên cứu các mạch máu và vẽ lại thành các sơ đồ đối chiếu.

Trên cơ sở đó, ông đã viết và bảo vệ thành công luận án tốt nghiệp bác sĩ y khoa với nhan đề "Cách phân chia mạch máu của gan". Với bản luận án này, ông đã được tặng Huy chương Bạc của Trường Đại học Tổng hợp Paris (mà Trường Đại học Y - Dược tại Hà Nội lúc bấy giờ là một bộ phận). Bản luận án được đánh giá rất cao và trở thành tiền đề cho những công trình khoa học nổi tiếng của ông.


Xây dựng một nền y học Việt Nam hiện đại


Sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, ông được Việt Minh giao nhiệm vụ chữa bệnh cho Hồ Chí Minh. Trong thời gian đó, ông đã viết cuốn sách tóm tắt kinh nghiệm nghiên cứu về giun với vấn đề "Viêm tụy cấp tính và phẫu thuật". Đây là cuốn sách khoa học thuộc ngành Y được xuất bản đầu tiên tại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Một thời gian sau, ông được cử làm Giám đốc bệnh viện Phủ Doãn và cùng với giáo sư Hồ Đắc Di, ông đã bắt tay xây dựng Trường Đại học Y Hà Nội. Sau khi Pháp nổ súng tái xâm lược Đông Dương, ông tham gia tổ chức cứu chữa thương bệnh binh, xây dựng các tuyến mổ xẻ như ở mặt trận Tây Nam Hà Nội cùng các bác sĩ Nguyễn Hữu Trí, Hoàng Đình Cầu...

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

BÁC SỸ PHẠM NGỌC THẠCH

Sơ lược tiểu sử:

Bác sĩ Phạm ngọc Thạch sinh ngày 7 tháng 5 nǎm 1909, học Đại học Y Hà Nội từ nǎm 1928, tốt nghiệp bác sĩ ở Paris nǎm 1934.

>>>Bác sỹ Tôn Thất Tùng
>>>Bác sỹ Nguyễn Tài Thu:Chữa bệnh bằng tình yêu
>>>Nguyễn Thi Hùng:Tấm gương y đức của bác sỹ gốc Hà thành

BS.Phạm Ngọc Thạch

Tham gia hoạt động cách mạng ở Sài Gòn từ thời kỳ Mặt trận Bình dân (1936-1939), vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 3 nǎm 1945.

Từ tháng 3 nǎm 1945, là một thủ lĩnh của tổ chức Thanh niên Tiền phong, tham gia cướp chính quyền tháng 8 nǎm 1945.

Từ 27 tháng 8 nǎm 1945 là Bộ trưởng Y tế đầu tiên của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ủy viên ủy ban Nhân dân Nam Bộ, rồi lần lượt Thứ trưởng Phủ Chủ tịch, Trưởng phái đoàn chính phủ tại Nam Bộ (1948-1950), Chủ tịch ủy ban Kháng chiến Hành chính Đặc khu Sài Gòn-Chợ Lớn, Trưởng ban Y tế của Đảng, Thứ trưởng Y tế (1954-1958), từ 1958 là Bộ trưởng Y tế. Hy sinh trên chiến trường Miền Nam ngày 7 tháng 11 nǎm1968.

Bộ Trưởng Phạm Ngọc Thạch với ngành Y tế nhân dân:

Nǎm 1958 khi ông trở về phụ trách ngành y tế, sức khỏe của nhân dân ta suy giảm rất nhiều, nhất là ở những vùng mới được giải phóng tình hình bệnh tật rất nghiêm trọng: bệnh lao chiếm tới 4 % dân số, bệnh sốt rét lan tràn ở miền núi với tỷ lệ người mắc 80-90% làm rất nhiều người chết, người phong lang thang khắp nơi thiếu nơi chạy chữa, bệnh mắt hột làm hàng triệu người mù loà, chưa có cơ sở y tế chǎm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em, tỷ lệ trẻ em chết bệnh rất cao, nạn hữu sinh vô dưỡng phổ biến trong xã hội, các dịch bệnh như dịch tiêu chảy, thổ tả, thương hàn, đậu mùa, sởi, ho gà, bạch hầu..., các bệnh lây theo đường tình dục như giang mai, lậu, hoành hành khắp nơi với tỷ lệ người mắc và người chết rất cao, tuổi thọ trung bình của người dân chưa tới 40...

Ngành y tế nước ta đã phát triển mạnh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đáp ứng có hiệu quả yêu cầu chǎm sóc sức khỏe nhân dân trong các vùng tự do, nhưng trước nhiệm vụ mới nặng nề hơn phải quản lí và chǎm sóc sức khỏe cho cả nửa đất nước hoàn toàn giải phóng thì còn yếu và thiếu.

Quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng, dựa vào sự ưu việt của chế độ ta, vào điều kiện thực tế của ta, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đã tìm ra con đường thích hợp nhất, hiệu quả nhất, xây dựng nền y tế nhân dân, xây dựng 5 phương châm nguyên tắc chỉ đạo việc xây dựng và phát triển ngành kết hợp chặt chẽ chính trị và chuyên môn, tư tưởng và tổ chức, phòng bệnh và chữa bệnh, quán triệt phương châm phòng bệnh là chính, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại, đông y và tây y, kết hợp y và dược... trong công tác phòng và chữa bệnh, xây dựng mạng lưới y tế từ trung ương đến xã và hợp tác xã, xây dựng y tế nông thôn, tổ chức và thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh, sản xuất vaccin, tiêm chủng toàn dân, dấy lên trong cả nước phong trào "vệ sinh yêu nước", vệ sinh phòng bệnh, xây dựng các công trình vệ sinh - giếng nước, hố xí, nhà tắm, tổ chức và triển khai các cuộc vận động thực hiện phong trào bảo vệ bà mẹ trẻ em, đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ, tổ chức sản xuất thuốc men, dụng cụ trang thiết bị y tế... giải quyết hàng loạt những vấn đề cơ bản của sự nghiệp y tế, thanh toán những bệnh tật, dịch bệnh do chế độ cũ để lại, bảo vệ, chǎm sóc và tǎng cường có hiệu quả sức khỏe nhân dân.

Chỉ trong vòng 3 nǎm, đến nǎm 1958 chúng ta đã chiến thắng được hai dịch bệnh lớn tồn tại đã bao đời là đậu mùa và dịch tả. Chưa đầy 10 nǎm sau mọi dịch bệnh lớn đã bị đẩy lùi: sởi, ho gà, bạch hầu, uốn ván... giảm hẳn, sốt rét, thương hàn không còn phát triển thành dịch nữa, mắt hột được thanh toán, bại liệt được giảm thiểu, người bệnh phong, bệnh lao được tập trung trong các nhà điều dưỡng, các bệnh viện chuyên khoa để chạy chữa và phục hồi chức nǎng, các bệnh giang mai, lậu... được ngǎn chặn để không phát sinh trường hợp mới, các ổ dịch, ổ lây nhiễm bị triệt phá, người mắc bệnh cũ được điều trị tích cực, khắc phục các di chứng, mạng lưới y tế phát triển rộng khắp từ trung ương xuống đến các bản làng hẻo lánh nhất, tổ chức y tế cơ sở được thành lập có từ 3-5 cán bộ y tế bao gồm nữ hộ sinh, thầy thuốc đông y, y sĩ hoặc y tá do dân nuôi, xã hoặc hợp tác xã đảm nhiệm, chi trả mọi chi phí, thuốc men, trang thiết bị, mạng lưới y tế nông thôn, niềm tự hào lớn của sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành y tế, được tạo lập, hoạt động có hiệu quả, nhờ đó công tác chỉ đạo phong trào vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, tiêm chủng phòng dịch có thể tiến hành rất kết quả ngay tại cơ sở.

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

BÁC SỸ SẢN KHOA : LÊ VĂN ĐỨC

Với những sản phụ từng sinh con tại bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc, bác sĩ Lê Văn Đức, Trưởng khoa Sản - Phụ khoa không chỉ là người "mát tay" mà còn có tiếng trong việc điều trị các ca khó.

>>>Bác sỹ Nguyễn Trọng Anh
>>>Bác sỹ Tăng Hà Nam Anh
>>>Bác sỹ thẩm mỹ Nguyễn Như Vinh


BS.Lê Văn Đức
- Điều kiện cần có của một bác sĩ sản khoa là gì, thưa ông?

- Làm việc an toàn, chuyên môn cao, có trách nhiệm và đặt cái tâm lên hàng đầu, tôi cho rằng đó là điều quan trọng nhất của một bác sĩ.

Áp lực trong ngành sản - phụ khoa rất lớn, cả mức độ khó về chuyên môn cũng như khả năng đối diện với rủi ro nghề nghiệp. Thực tế, trong ngành sản, không một bác sĩ nào có thể nói bệnh nhân sẽ được đảm bảo an toàn 100% trong suốt thai kỳ cho đến khi vượt cạn, dù theo dõi sát sao thế nào thì cũng có những trường hợp bệnh lý đột phát. Ngoài ra, trong tình hình hiện nay, nhiều tai biến sản khoa do chủ quan hoặc khách quan khiến vấn đề này ngày càng trở nên nghiêm trọng và nhạy cảm. Tuy nhiên, chúng tôi luôn tâm niệm rằng, trong bất kỳ tình huống nào, bác sĩ cũng phải đặt sự an toàn của sản phụ và thai nhi lên hàng đầu.

- Nhiều người vẫn quan niệm bệnh viện tư nhân bác sĩ chưa hẳn có chuyên môn cao, ông nghĩ sao?

- Thực tế, trong sản khoa có sản thường và sản bệnh, các bệnh viện tư nhân thường rất ngại nhận sản bệnh vì nếu xảy ra chuyện không may, họ có thể không đủ cơ sở vật chất và nhân lực để ứng cứu, ảnh hưởng đến uy tín của bệnh viện.

Tại Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc, chúng tôi may mắn có được đội ngũ các chuyên gia Sản - Phụ khoa có bề dày kinh nghiệm cùng với lợi thế cơ sở vật chất tốt, đặc biệt hơn là sự hỗ trợ và chỉ đạo chặt chẽ từ các bệnh viện tuyến trên nên chúng tôi không ngại chăm sóc và điều trị cho các ca sản bệnh, sản khó. Nhờ vào điểm khác biệt này mà bệnh viện được nhiều sản phụ tin tưởng, lựa chọn.

- Ông hãy kể một số trường hợp nguy hiểm của sản phụ đã được xử lý kịp mà mình nhớ nhất?

- Chúng tôi đã chữa trị thành công rất nhiều trường hợp sản khó, trong đó có ba ca nhau cài răng lược và một ca mắc hội chứng HELLP, nhiễm độc thai nặng, nhau bong non. Đặc biệt là trường hợp thai phụ bị sảy thai liên tiếp nhiều lần khi vừa có tim thai, khiến bệnh nhân bị khủng hoảng tinh thần, suy sụp và mất niềm tin vào khả năng làm mẹ. Sau khi chẩn đoán, xác định bệnh nhân gặp hội chứng Antiphospholipid, điều trước tiên chúng tôi giúp bệnh nhân cân bằng tâm lý và tiến hành chữa trị hiếm muộn. Ở lần mang thai kế tiếp, với những chuẩn đoán và can thiệp y khoa kịp thời, sản phụ đã sinh con thành công trong giọt nước mắt hạnh phúc.

Số trường hợp thai phụ bị sảy thai liên tiếp mà chúng tôi đã điều trị thành công lên đến con số 11. Từ những trường hợp này, tôi khuyên những sản phụ không may bị sảy thai nên đi khám ở những trung tâm bệnh viên lớn có đủ trang thiết bị để xét nghiệm khi cần thiết, cũng như được điều trị đúng bệnh, đúng phương pháp.

BÁC SỸ NGUYỄN VIẾT TIẾN-GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG

Ông là Phó giáo sư, Tiến sĩ, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Thứ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Viết Tiến. Dù bận công việc ở cương vị quản lý của Bộ Y tế nhưng ông luôn dành thời gian ưu tiên cho công tác khám chữa bệnh cho nhân dân. Đó là cái tâm và tấm lòng nhân hậu của một người thầy thuốc tài hoa với hai vai trọng trách: quản lý và chuyên môn.

>>>Bác sỹ Lê Hành
>>>Bác sỹ Huỳnh Huy Hoàng:Bệnh hắc lào
>>>Bác sỹ Nguyễn Xuân Nam:Một trong những bác sỹ giỏi nhất nước mỹ

PGS.TS.BS.Nguyễn Viết Tiến
Trong ca mổ u xơ tử cung sản phụ ngày 2/11/2012, chúng tôi có dịp được chứng kiến PGS Nguyễn Viết Tiến mổ, hướng dẫn thực hành về kỹ thuật mổ nội soi sản phụ cho nhóm các bác sĩ người Indonesia, Malaysia và Pháp tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Ông từ tốn, hiền hoà và tận tâm với công việc. Các bác sĩ nước ngoài đều đánh giá cao trình độ, công nghệ của Việt Nam trong kỹ thuật mổ nội soi qua các buổi làm việc với ông.

Hàng năm, bệnh viện đón tiếp nhiều đoàn bác sĩ từ nhiều quốc gia của châu Á đển học tập, mở rộng hợp tác chuyên môn, cập nhật kiến thức về thành tựu và công nghệ tiên tiến trong y học của Việt Nam trong lĩnh vực sản - phụ khoa, sơ sinh và kế hoạch hóa gia đình. Dù bận rộn, PGS Nguyễn Viết Tiến cũng ưu tiên việc đón tiếp, trực tiếp đứng nhiều ca mổ khó để các bác sĩ nước ngoài có điều kiện học tập và hiểu hơn về kỹ thuật mổ sản của ngành y Việt Nam.

Được vào tận phòng mổ chứng kiến từng đường dao, thao tác của bác sĩ Nguyễn Viết Tiến, tôi mới cảm nhận được hết tấm lòng và trí tuệ của ông. Không khí trong phòng mổ thật ấm áp, các bác sĩ nước ngoài đều rất hài lòng với cách hướng dẫn tận tình của bác sĩ Tiến. Ca mổ thành công, chiếc áo bờ-lu xanh của ông lấm tấm mồ hôi, thật khó tả được niềm vui trong sự chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Viết Tiến với cộng sự.

Hàng ngày, tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, phòng mổ lúc nào cũng sáng đèn. Ngày cao điểm nơi đây có tới 115 ca mổ, mỗi một ca mổ là một bài học quý cho ngành sản, đánh dấu sự lao động hết mình và công tâm của người bác sĩ. Được mổ, được khám chữa bệnh cho nhân dân là công việc mà ông tận tâm mọi phút giây.

Tốt nghiệp Đại học Y năm 27 tuổi, bác sĩ Nguyễn Viết Tiến đã thành công với nhiều ca mổ sản. Ông là chuyên gia hàng đầu của Việt Nam trong kỹ thuật mổ nội soi. Hàng ngàn ca mổ và hàng ngàn bệnh nhân đến với ông, ông đều đón tiếp tận tâm và chữa bệnh cho họ bằng cả tấm lòng. Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, không ngày nào Giáo sư ngơi nghỉ, ông trực tiếp điều hành, mổ, khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học… Sức làm việc quên mình của vị Giám đốc làm đồng nghiệp và bạn bè rất nể phục và cảm động. Ông còn dành tâm huyết cho công tác đào tạo đội ngũ bác sĩ kế cận để Việt Nam có những bác sĩ sản phụ giỏi sánh ngang với các quốc gia trên thế giới. Với những đóng góp cho ngành y học Việt Nam, ông đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng Lao động.

Hiện tại, Bệnh viện Phụ sản Trung ương có 815 cán bộ, trong đó có 11 giáo sư, tiến sĩ, 142 bác sĩ. Đây là bệnh viện hàng đầu của Việt Nam về kỹ thuật mổ nội soi phụ khoa và thụ tinh trong ống nghiệm. Bệnh viện là tuyến chuyên môn cao nhất chuyên ngành phụ sản và sơ sinh Việt Nam. Trong những thành tích của bệnh viện có sự góp sức cả tâm và tài của PGS Nguyễn Viết Tiến.

Ông tâm sự: "Nghề y rất khắt khe và đòi hỏi người bác sĩ không chỉ có sức khoẻ, trí tuệ, bản lĩnh mà phải có một cái đầu luôn biết học hỏi và lắng nghe. Ngay từ khi là sinh viên, tôi đã chọn vị trí phụ mổ nhiều nhất để được thực hành. Đứng mổ với tôi không chỉ là thói quen mà còn là niềm vui là “nghiệp” mà tôi gắn bó cả cuộc đời".

PGS Nguyễn Viết Tiến không ngừng học, khi đang giữ trọng trách tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Năm 1999, lúc biết có khóa đào tạo thụ tinh ống nghiệm ở Mỹ, ông đã đăng ký học để cập nhật chuyên môn và khám phá lĩnh vực khoa học mới áp dụng cho bệnh viện sau này. Năm 2000, ông thử nghiệm thành công nhiều ca thụ tinh ống nghiệm tại Việt Nam, “chuyển giao” công nghệ cho các bệnh viện tuyến dưới, một số trường Đại học Y, Viện Quân y… và thành lập Trung tâm Hỗ trợ sinh sản ở Viện Phụ sản Trung ương. Đây là bước đột phá cho ngành sản Việt Nam những ngày đầu tiếp cận với phương pháp khoa học thụ tinh ống nghiệm. Đã có không ít trường hợp điều trị ở nước ngoài không thành công, nhưng khi đến Bệnh viện Phụ sản Trung ương điều trị, đã có kết quả mong đợi.

Bệnh viện phụ sản Trung ương cũng đã thành công với mô hình đầu tiên tại Việt Nam là chữa bệnh cho sản phụ tại nhà. Bệnh viện đã giúp nhiều cặp vợ chồng tìm được niềm vui hạnh phúc khi đón đứa con đầu tiên. PGS Nguyễn Viết Tiến cũng đã chữa và mổ thành công nhiều ca bệnh khó, cứu sống và mang lại tương lai cho nhiều bà mẹ và trẻ em. Giản dị trong đời thường, hết mình cho công tác chăm sóc, chữa bệnh và công tâm trong quản lý, bác sĩ Nguyễn Viết Tiến là người thầy thuốc của nhân dân mà ngành y trân trọng, đúng như mọi người vẫn gọi ông là “người chào đón tương lai”./.

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

THẠC SỸ-BÁC SỸ YEONG CHENG TOH

Bệnh viện Quốc tế HẠNH PHÚC

Giám đốc y khoa – trung tâm Hỗ trợ sinh sản


Thạc sỹ - bác sỹ Yeong Cheng Toh tốt nghiệp Bác sỹ Đa khoa tổng quát, Bác sỹ giải phẫu tại Singapore năm 1989 và tiếp tục hoàn thành chứng chỉ Thạc sỹ Y khoa chuyên ngành Sản Phụ khoa tại Đại học quốc gia Singapore năm 1996. Thạc sỹ - Bác sỹ Yeong Cheng Toh có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản Phụ khoa đặc biệt là chuyên khoa về hiếm muộn.

ThS.Bs.Yeong Cheng Toh
Bằng cấp chuyên môn:

• 1989: Bác sỹ Đa khoa tổng quát, Bác sỹ giải phẫu, Singapore.

• 1996: Thạc sỹ Y khoa, chuyên ngành Sản-Phụ khoa, Đại học quốc gia Singapore.

• 1998: Chứng nhận công nhận chuyên gia ngành Sản Phụ khoa, bộ Y tế Singapore.

Kinh nghiệm y khoa:

• 2010 – hiện nay :Bác sỹ chuyên khoa tư nhân tại Singapore và Giám đốc y khoa, trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Quốc tế HẠNH PHÚC.

• 2006 – 2009: Bác sỹ chuyên khoa Hiếm muộn/ Phụ sản, CRM Luân Đôn 111, park Lone, Park Road, Luân Đôn NW8 7JL.

• 2001 – 2005: Bác sỹ chuyên khoa, trung tâm Hiếm muộn/ Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Phụ sản – Nhi KK, Singapore.

Thành viên các tổ chức xã hội chuyên nghiệp:

• 1995: Thành viên Hiệp hội Hoàng gia Úc về Sản Phụ khoa, Úc.

• 2000: Thành viên Học viện Y Khoa Singapore.

• 2004: Thành viên Hiệp hội Hoàng Gia Úc – Newzealand về Sản Phụ khoa.

• 2008: Thành viên Hội Hiếm muộn Anh Quốc.

• 2010: Thành viên Hội đồng – Hội Sản Phụ khoa Singapore.

BÁC SỸ CKI NGUYỄN VĂN NHÂN

Bệnh viện Quốc tế HẠNH PHÚC

Bác sỹ Chẩn đoán hình ảnh


Bác sỹ Nguyễn Văn Nhân hoàn thành Bác sỹ chuyên khoa 1, Chẩn đoán hình ảnh tại Đại học Y Dược, Tp. HCM năm 2009.

BS CKI.Nguyễn Văn Nhân
Bằng cấp chuyên môn:

• 2009: Bác sỹ Chuyên khoa 1, Chẩn đoán hình ảnh, Đại học Y Dược, Tp. HCM.

• 1999: Bác sỹ Đa khoa tổng quát, Đại học Y Dược Huế.

Kinh nghiệm y khoa:

• 10/2010 – hiện nay: Bác sỹ Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Quốc tế HẠNH PHÚC.

• 2009 – 2010: Bác sỹ Đa khoa tổng quát tại Tp. HCM.

• 2000 – 2009: Bác sỹ Đa khoa tổng quát tại Đà Nẵng.


BÁC SỸ CKI TRƯƠNG NGỌC TIẾN

Bệnh viện Quốc tế HẠNH PHÚC

Bác sỹ Chẩn đoán hình ảnh


Bác sỹ Trương Ngọc Tiến hoàn thành Bác sỹ chuyên khoa 1 về Chẩn đoán hình ảnh tại Đại học Y Dược Tp. HCM năm 2008.

BS CKI.Trương Ngọc Tiến
Bằng cấp chuyên môn:

• 2008: Bác sỹ chuyên khoa 1, Chẩn đoán hình ảnh, Đại học Y Dược, Tp. HCM.

• 1997: Bác sỹ Đa khoa tổng quát, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch , Tp. HCM.

Kinh nghiệm y khoa:

• 6/2010 – hiện nay: Bác sỹ chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Quốc tế HẠNH PHÚC.

• 1999 – 2010: Bác sỹ Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Từ Dũ, Tp. HCM.